+Aa-
    Zalo

    Những kho báu khảo cổ của châu Phi

    • DSPL
    ĐS&PL Những hình ảnh ấn tượng của châu Phi giàu "tài nguyên" khảo cổ

    Những hình ảnh ấn tượng của châu Phi giàu "tài nguyên" khảo cổ.

    Theo giáo sư Miroslav Barta, dẫn đầu nhóm khai quật: Từ trước năm 2015, những khám phá về ngôi mộ của Pharaoh Khentkaus III ở Abusair, Ai Cập đã lấp đầy “con đường đen tối” trong lịch sử Vương quốc cổ xưa. Mộ của Pharaoh Neferefre (hay còn được biết đến là Reneferef) được đặt bên dưới ngôi mộ chưa hoàn chỉnh của Pharaoh Khentkaus III chưa đến 100 feet, công trình là một trong số phát hiện lịch sử quan trọng của Ai Cập.

    Các nhà khảo cổ học lạc quan rằng một căn phòng thứ hai có thể sớm được tìm thấy phía sau mộ Vua Tutankhamun dựa trên những kết quả quét rađa từ Thung lũng Các Vị Vua. Một nhà khảo cổ học đã suy đoán rằng nếu căn phòng thứ hai tồn tại, có khả năng đó là nơi an nghỉ của Nữ hoàng Nefertiti.

    Một xác ướp nữ được tìm thấy vào năm 1898 ở ngôi mộ KV35 trong Thung lũng Các Vị Vua và được mệnh danh là “Quý bà trẻ tuổi”. Xác ướp này được suy đoán là của Nefertiti. Các mẫu DNA của năm 2008 đã cho thấy bà không chỉ là mẹ của vua Tutankhamun mà còn là dì của vị vua này (bà là em gái của vua Akhenaten – bố của Tutankhamun).

    Châu Phi chính là quê hương của những phát hiện lịch sử qua rất nhiều năm. Tháng 6 năm 2015, các nhà khảo cổ và thợ lặn đã tìm thấy những dấu tích một tàu buôn nô lệ Bồ Đào Nha thế kỷ 18, ngoài khơi thành phố Cape Town, Nam Phi. Con tàu được cho là đang trên đường từ Mozambique đến Brazil năm 1794. Những khóa đồng và vỏ bọc bằng đồng cũng được phát hiện.

    Châu Phi chứa đựng một kho báu những dấu tích cổ. Năm 2015, những dấu vết 2000 năm tuổi của một phụ nữ đang nằm ngủ, được mệnh danh là “vẻ đẹp giấc nồng” đã được phát hiện ở Ethiopia của Tòa thánh Aksum trước đây.

    Kim tự tháp nằm trải dài từ Giza đến Dahshur, bao gồm cả Nhân sư khổng lồ kì vỹ là phần rộng lớn của Vương quốc cổ Ai Cập. Được xếp hạng là một trong bảy kì quan thế giới, duy nhất nơi đây vẫn lưu giữ dòng chữ khắc trên tấm bia từ thuở sơ khai.

    Theo một bài báo phát hành hồi tháng 5 năm 2015 của Thời báo khoa học Nature, những công cụ bằng đá cổ xưa nhất được tổ tiên con người tạo ra được tìm thấy ở phía Tây nam Kenya, có độ tuổi 3.3 triệu năm – khoảng 700.000 năm trước khi những công cụ cổ xưa nhất trước đó được khai quật.

    Năm 2015, một nhóm thợ lặn quốc tế đã khám phá hang động ngập dưới biển tại Madagascar và phát hiện nơi lưu trữ hóa thạch lớn nhất của đất nước này, bao gồm những dấu vết của loài vượn dạng khỉ đột, hà mã lùn, cá sấu có sừng và chim voi.

    Một nhóm nghiên cứu Nhật Bản từ Đại học Waseda tình cờ phát hiện trên mộ một người làm bia cổ trong khi quét dọn sân vườn một ngôi mộ khác ở nghĩa trang Thebes, thành phố Luxor, Ai Cập.

    Thành Qaietbay của thế kỷ 15 tại thành phố Cảng Alexandria nằm tại vị trí tương tự nơi ngọn hải đăng nổi tiếng từng được xây dựng – đã bị phá hủy một phần bởi động đất vào thế kỷ 11 và bị phá hủy toàn bộ bởi một trận động đất khác vào những năm 1300. Ngày nay, thành cổ này được coi là một bảo tàng hải dương học.

    Đền Karnak nằm ở phía Nam thành phố Luxor, Ai Cập được xem là điểm du lịch xa hoa của sông Nile, nơi du khách có thể theo dấu 5000 năm lịch sử.

    Nguồn: CNN


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-kho-bau-khao-co-cua-chau-phi-a204945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan