+Aa-
    Zalo

    Những khó khăn phải đối mặt khi thu thuế kinh doanh trên Facebook

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chủ trương quản lý, kiểm soát kinh doanh qua mạng xã hội chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

    (ĐSPL) - Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư số 47 quy định ngưởi bán hàng kinh doanh trên facebook sẽ phải kê khai và nộp thuế. Tuy nhiên, ngành Thuế lại thừa nhận, việc thu thuế kinh doanh trên facebook là cần thiết nhưng không dễ dàng để thực hiện.

    Theo Thông tư 47, mạng xã hội như kinh doanh trên facebook phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử mới được cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ; cho phép người tham gia lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc website có chuyên mục mua bán cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa, dịch vụ.

    Việc kiểm soát, quản lý kinh doanh trên facebook chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

    Mục đích của Thông tư này nhằm kiểm soát chất lượng hàng hóa, phòng ngừa gian lận thương mại, lừa đảo, tránh để xảy ra những vụ như công ty Mua bán 24...

    Hiện nay đang có hàng trăm nghìn Facebook có bản chất như sàn giao dịch điện tử. Tại đây, các thành viên tham gia được phép đăng tải tự do bài quảng cáo bán hàng của mình.

    Tuy nhiên, trên Facebook, quan hệ giữa Admin với các thành viên của trang lập ra rất lỏng lẻo, gần như không có ràng buộc trách nhiệm về quyền lợi kinh tế.

    Nếu đúng theo quy định, các chủ Facebook sẽ phải đăng ký như một sàn giao dịch thương mại điện tử với Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin.

    Anh N, Admin của Facbook mua bán toàn quốc chia sẻ trên Trí thức trẻ: "Trang của chúng tôi có hàng trăm nghìn thành viên tham gia nhưng đều là đăng ký tự do, ban quản trị không thu bất cứ phí gì. Thực tế hiện nay, trên mạng cũng có hàng trăm nghìn Facebook hoạt động như thế này nên tôi nghĩ là quản lý như vật sẽ không khả thi".

    Trên thực tế, rất khó kiểm soát những chủ nhân Facebook này vì tính chất "ảo" và tính cá nhân cao. Chủ trang có thể là một hoặc nhiều người làm admin. Bộ Công Thương cũng khó có cơ sở khoa học kỹ thuật để "đóng cửa" hay truy trách nhiệm Facebook dạng này như việc rút giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử.

    Anh N. khẳng định, "Tính chất tự do như vậy mà phải đăng ký như một sàn giao dịch thương mại điện tử thì có thể chúng tôi sẽ bỏ luôn hình thức Facebook này".

    Một chủ Facebook khác mang tên M.M cũng quả quyết: "Chỉ là làm chơi chơi thôi, nếu Nhà nước thu thuế, đăng ký phức tạp thì có thể, nhiều trang sẽ đóng cửa luôn".

    Từ hai tháng nay, M.M rao bán quần áo trên Facebook của mình. Cô nói: "Mỗi tuần, mình bán được khoảng 6-7 cái, mỗi cái chỉ lãi 20.000-400.000 đồng. Một tháng thu nhập thêm nếm này được khoảng 1-2 triệu đồng, chỉ đủ tiêu vặt, nói chi đến nộp thuế".

    Một lãnh đạo Tổng cục Thuế chia sẻ, việc đánh thuế khi kinh doanh trên mạng xã hội không phải là một loại thuế mới. Bản chất chính là liên quan đến thuế thu nhập cá nhân.

    Video tham khảo:

    Nghịch lý: Metro đóng thuế không bằng cửa hàng tạp hóa vỉa hè

    "Thay vì anh mang hàng đến chợ để trao đổi giao dịch thì anh mang đến ‘chợ ảo’ để bán hàng. Dù là admin hay thành viên tham gia, nếu các cá nhân này có lãi thì sẽ phải nộp thuế", bà nói.

    Hiện nay, có hai cách thu thuế, một là thu thuế bằng phương pháp khấu trừ tại nguồn, tức là cơ quan, tổ chức chi trả thu nhập cho các cá nhân thì đồng thời, khấu trừ thuế như một loại thu nhập vãng lai.

    Cách thứ hai là các cá nhân này phải kê khai thuế để nộp.

    Các mức đóng thuế cũng đã được quy định rất rõ. Theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều các Luật về thuế có hiệu lực, từ 1/1/2015, thuế thu nhập cá nhân của cá nhân kinh doanh sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm dựa trên doanh thu tuỳ ngành hàng.

    Theo quy định, hoạt động kinh doanh trên Facebook phải có quy mô lớn mới đến các ngưỡng phải nộp thuế. Nếu các chủ trang Facebook đã đồng thời là là chủ các doanh nghiệp, coi Facebook chỉ là một kênh maketing thì những đơn vị này đương nhiên đã phải bị quản lý theo Luật doanh nghiệp.

    Lãnh đạo ngành thuế thừa nhận, quy định là đúng, cần thiết nhưng thực hiện rất khó khăn. Không phải chỉ riêng câu chuyện thu thuế từ hoạt động kinh doanh trên Facebook.

    Nhiều người dân có thu nhập 2-3 nơi, nhưng nếu không chủ động kê khai thuế đầy đủ, cơ quan thuế không có dữ liệu chứng minh được thì sẽ không thể thu được.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-kho-khan-phai-doi-mat-khi-thu-thue-kinh-doanh-tren-facebook-a74094.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan