+Aa-
    Zalo

    Những loại thực phẩm nên tránh nếu không muốn tiến gần đến ung thư

    • DSPL
    ĐS&PL Bệnh ung thư ngày càng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Từ thói quen sinh hoạt không khoa học đến nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu ăn uống mỗi ngày đều trở thành

    Bệnh ung thư ngày càng trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Từ thói quen sinh hoạt không khoa học đến nguồn thực phẩm cung cấp cho nhu cầu ăn uống mỗi ngày đều trở thành mối lo ngại, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư. Vậy ăn gì để có thể ngăn ngừa căn bệnh quái ác này?

    Những thực phẩm nên tránh để ngừa ung thư

    Thịt đỏ, thịt chế biến

    Thông tin trên báo Kiến Thức đăng tải, các nhà khoa học cho biết, có mối liên hệ giữa tiêu thụ đồ ăn chế biến sẵn, thịt đỏ (thịt bò, lợn, cừu) và nguy cơ ung thư ruột kết. Kết luận được công bố trên tạp chí của Hội Y khoa Mỹ chỉ ra, phụ nữ tiêu thụ khoảng 1 ounce thịt chế biến 2 – 3 lần trong tuần làm tăng khả năng mắc ung thư đại tràng lên tới 50%. Trong khi đó, ăn khoảng 57gr thịt đỏ mỗi ngày làm tăng tỷ lệ mắc ung thư trực tràng hơn 40%.

    Trải qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, các nhà khoa học đến từ Đại học California phát hiện phân tử đường Neu5Gc trong loại thịt là “hung thủ” chính gây bệnh. Khi đi vào cơ thể, phân tử Neu5Gc dễ bị kẹt trong các mô, khiến hệ miễn dịch nhận ra chúng như một mối đe dọa. Từ đó, sản xuất kháng thể để ngăn ngừa. Tình trạng này lặp đi lặp lại dẫn đến viêm mãn tính, tăng nguy cơ hình thành khối u.


    Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc “tẩy chay” thịt đỏ. Nó vẫn được coi là nguồn bổ sung protein, vitamin và khoáng chất dồi dào. Để có lợi cho sức khỏe, không nên ăn quá 70g, tương đương với 3 lát thịt lợn, một miếng thịt cừu hoặc 2 lát thịt bò mỗi ngày.

    Hạn chế rượu

    Hạn chế lượng rượu đưa vào cơ thể. Các nhà khoa học khẳng định, việc uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, đại tràng, thực quản, miệng và cổ họng.


    Tuy nhiên, bạn không cần phải tránh xa chúng bởi việc tiêu thụ một lượng nhỏ dễ mang lại lợi ích cho sức khỏe. Theo chuyên gia, phụ nữ nên uống tối đa 1 ly trong khi nam giới có thể cho phép mình thưởng thức 2 ly trong ngày.

    Thực phẩm nước hầm hoặc chiên kỹ

    Chia sẻ với Sức khỏe và đời sống, bác sĩ Cẩm Nga cho hay, quá trình hầm hoặc chiên kĩ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não mà cả đối với hệ thống sinh sản, tiêu hóa. Do đó, tốt nhất là hạn chế ăn các món nướng và chiên.


    Chất béo

    Những người dùng quá nhiều chất béo dễ bị ung thư vú, nhiếp tuyến ruột già hơn. Sự liên quan giữa ung thư ruột già với thực phẩm nhiều chất béo đã được giải thích như sau: Acid mật (bile acid) có nhiệm vụ tiêu hóa chất béo. Acid này được vi sinh vật clostridia ở ruột tách ra làm nhiều chất, trong đó có 3-methylchola-threne, được coi như có khả năng gây ung thư ruột già. Nếu càng ăn nhiều chất béo thì lượng acid mật tiết ra càng cao, lượng 3-methylchola-threne càng nhiều, nguy cơ ung thư ruột già rất cao. Còn với bệnh ung thư vú thì ăn nhiều chất béo làm tăng prolactin - những chất được coi như “bạn đồng hành” của ung thư vú.


    Những người cùng lúc ăn nhiều chất béo và chất đạm thì nguy cơ ung thư lại càng cao hơn, nhất là ung thư vú, dạ con, thận, nhiếp tuyến, ruột già, tụy tạng.

    Nguồn thực phẩm nên ăn để phòng ngừa ung thư ruột già

    Trí thức trẻ cho hay, ung thư ruột già thường xảy ra khi các tế bào trong ruột tiếp xúc với chất gây ung thư hoặc các hóa chất gây tổn hại DNA của các tế bào. Tổn hại này làm cho các tế bào bị đột biến và phát triển ngoài tầm kiểm soát, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ lây lan sang các bộ phận khác và cuối cùng dẫn đến tử vong.

    Mặc dù bệnh này có tính di truyền và tốc độ phát triển bệnh phụ thuộc vị trí của khối u nhưng thói quen ăn uống cũng có tác động không nhỏ đến bệnh này. Những loại thực phẩm dưới đây có tác dụng tốt ngăn ngừa ung thư ruột kết:

    Gừng

    Bản chất của gừng là có tính kháng viêm, nhờ đó nó có thể được sử dụng để làm giảm viêm ruột kết. Viêm đại tràng hay viêm ruột kết có thể xuất hiện do có một khối u bên trong, khối u này phát triển sẽ làm cho tình trạng viêm tăng lên và lâu dài dẫn tới ung thư. Nếu tiêu thụ gừng hàng ngày (có thể dùng gừng tươi hoặc các sản phẩm từ gừng như trà gừng) thì tình trạng viêm có thể được điều trị và giảm nguy cơ phát triển ung thư ruột kết.


    Đậu phộng

    Đậu phộng cũng là một trong số những thực phẩm có hàm lượng rất chất xơ cao nên nó cũng được coi là có tác dụng trong việc thuận lợi cho tiêu hóa và đẩy lùi nguy cơ ung thư ruột kết.

    Gạo lức


    Hàm lượng chất xơ trong gạo lức rất cao nên nó giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi, giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột kết. Các chất xơ có axit béo chuỗi ngắn trong gạo lức còn có tác dụng làm ngừng lại sự tăng trưởng tế bào ung thư, nhờ đó có thể ngăn ngừa ung thư phát triển, đặc biệt là ung thư ruột kết. Vì vậy, bạn nên bổ sung thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

    Tổng hợp

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-loai-thuc-pham-nen-tranh-neu-khong-muon-tien-gan-den-ung-thu-a186205.html
    Sự kiện: Bệnh Ung Thư
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan