+Aa-
    Zalo

    Những mẹo nhỏ giúp bạn giảm ho tức thì trong thời tiết chuyển mùa

    • DSPL
    ĐS&PL Uống nhiều nước và các chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng, khiến cơn ho giảm đi nhanh chóng.

    Uống nhiều nước và các chất lỏng giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng, khiến cơn ho giảm đi nhanh chóng.

    Ho do thay đổi thời tiết, do dị ứng thời tiết, ho gió, ho do cảm lạnh là những chứng ho thường gặp khi chuyển mùa hoặc khi thời tiết trở lạnh. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng thường kéo dài dai dẳng khiến cơ thể bạn khó chịu, mệt mỏi. Những mẹo hay và dễ thực hiện từ các sản phẩm thiên nhiên có sẵn tại nhà sẽ giúp giảm ho nhanh chóng.

    Ho lâu ngày khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu (Ảnh minh họa)

    Gừng ngâm mật ong

    Theo đông y, gừng có vị cay, tính hơi ôn, vào 3 kinh tỳ, phế, vị; là một vị thuốc giúp sự tiêu hóa, dùng trong các trường hợp kém ăn, ăn uống ko tiêu, nôn mửa, cảm lạnh, ho mất tiếng. 1 lát nhỏ gừng ngâm với mật ong, ngậm và nuốt từ từ ngày 2 lần vừa giúp giảm ho vừa giúp phòng tránh các bệnh đường hô hấp hiệu quả.

    Uống nhiều nước

    Khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như cảm lạnh hoặc cảm cúm thường gây ra chảy nước mũi; nếu nước mũi này chảy xuống họng sẽ gây kích thích nơi cổ họng và gây ra ho.

    Uống nhiều nước và các chất lỏng lúc này sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi và đờm ở cổ họng, khiến cơn ho giảm đi nhanh chóng. Điều này đặc biệt hữu ích trong mùa đông khi không khí xung quanh có xu hướng bị khô - một nguyên nhân gây ra ho.

    Uống nước nóng

    Uống trà ấm với mật ong cũng có thể vỗ về cho cổ họng phần nào. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của cách thức giảm ho này trên thực tế.

    Uống nước tía tô

    Tía tô trong đông y còn gọi là tử tô, tử tô tử, tô ngạnh. Theo tài liệu cổ, lá tía tô (tô diệp) có tác dụng là cho ra mồ hôi, chữa ho, giúp sự tiêu hóa, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Cành tía tô (tử tô tử) có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.

    Cách dùng: lá và cành tía tô tươi nghiền lấy nước uống 5 lần/ ngày. Hoặc nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quất để trị ho, viêm họng.

    Nước muối 

    Khi ho, bạn hãy xúc miệng bằng nước muối ấm để làm giảm cơn ho. Muối có tác dụng làm sạch miệng và họng của bạn, khiến những tác nhân gây bệnh bị tiêu diệt. Đây là một phương pháp hữu hiệu giúp bạn giảm ho nhanh chóng.

    Trà gừng

    Gừng là một trong những nguyên liệu hoàn hảo để chống lại bệnh ho, đặc biệt là ho dai dẳng, lâu ngày.

    Sử dụng một nhánh gừng trong tách trà của mình có thể giúp bạn giảm cơn ho và tránh cảm lạnh tức thì.

    Lưu ý:

    - Ho do cảm lạnh thông thường thường biến mất trong một vài tuần. Do đó, nếu bạn bị ho mãn tính, ho dai dẳng có thể đang tiềm ẩn nhiều vấn đề về sức khỏe như: dị ứng, hen suyễn, hoặc trào ngược axit, hoặc do bạn dùng thuốc. Để các cơn ho chấm dứt, cần phải điều trị các nguyên nhân gây nên cơn ho.

    - Đi khám nếu ho kéo dài lâu hơn 2-4 tuần; nếu ho ra máu; nếu kèm theo giảm cân, ớn lạnh, hoặc mệt mỏi.

    Quỳnh Bích (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-meo-nho-giup-ban-giam-ho-tuc-thi-trong-thoi-tiet-chuyen-mua-a269336.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan