+Aa-
    Zalo

    Những phương tiện nào tham gia tìm kiếm máy bay mất tích?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Theo kế hoạch trong ngày hôm nay (11/3), việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích sẽ được mở rộng vùng tìm kiếm ra phía Tây Côn Đảo.

    (ĐSPL) - Theo kế hoạch trong ngày hôm nay (11/3), việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích sẽ được mở rộng vùng tìm kiếm ra phía Tây Côn Đảo.

     Clip: Cận cảnh khu vực cứu hộ máy bay Boeing 777-200 của Malaysia.

    Tính đến đến thời điểm này, Việt Nam đã cấp phép cho máy bay và tàu của 4 nước vào lãnh hải Việt Nam tham gia tìm kiếm gồm: Malaysia, Singapore, Mỹ và Trung Quốc. Tổng cộng các nước là 34 tàu bay, 40 tàu thủy các loại, không kể tàu của ngư dân tham gia cứu hộ.

    Sáng 11/3, Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không không quân Đỗ Đức Minh cho biết, Việt Nam đã huy động CASA, máy bay tuần thám đặc chủng vào cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

    Lúc 9h30 sáng nay, hai chiếc máy bay cảnh sát biển Việt Nam đã cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất lên đương tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Đây là loại máy bay hiện đại và được mệnh danh là "mắt thần biển đông". Dự kiến đến khoảng 11h trưa 11/3, máy bay cảnh sát biển sẽ bay đến tọa độ tìm kiếm.

    Hai chiếc máy bay tuần thám CASA của Lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã xuất kích tìm kiếm máy bay mất tích - (Ảnh: Dân Trí).

    Sáng 9/3, hai trực thăng Mi 17102 và Mi 17104 của Không quân Việt Nam (thuộc Trung đoàn 917 - Sư đoàn 370) đã cất cánh từ Cà Mau tham gia công tác tìm kiếm máy bay Malaysia bị mất tích.

    Trực thăng Mi 17102 và Mi 17104 cất cánh từ Cà Mau tham gia tìm kiếm máy bay mất tích - Ảnh: Zing.vn

    Trong chiều 8/3, hai chiếc máy bay AN 26 của Lữ đoàn không quân 918 (thuộc Quân chủng Phòng không - không quân) cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất đã lên đường tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay Boeing B777-200ER của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích vào sáng cùng ngày.

    Đội bay trong khoang lái AN 26  - Ảnh: Thanh Niên

    Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, Bộ Quốc phòng đã đồng ý cho tàu nước ngoài tham gia cứu hộ. Các tàu nước ngoài tham gia cứu hộ phải có tàu Việt Nam đi cùng để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra và các tàu chỉ được phép di chuyển trong vùng biển giới hạn được đánh dấu khoanh vùng vị trí tìm kiếm máy bay mất tích.

    Tờ AFP đưa tin, tàu khu trục có tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Kidd sẽ cùng với một tàu chiến Mỹ trước đó là USS Pinckney tham gia nỗ lực tìm kiếm cứu nạn của Mỹ và các nước khác ở vùng biển phía nam Việt Nam.

    Hai tàu hải quân trên được trang bị các trực thăng MH-60 Sea Hawk mang máy ảnh hồng ngoại để tìm kiếm vào ban đêm. Với 300 thủy thủ mỗi tàu, Kidd và Pinckney là các tàu đa năng được thiết kế để hoạt động độc lập hoặc với một nhóm tàu chiến đi kèm.

    Khu trục hạm tên lửa của hải quân Mỹ USS Kidd. Ảnh: MSN News

    Hôm 9/3, tàu Pinckney từng phát hiện mảnh vỡ trong vùng biển khả nghi, nhưng giới chức xác định nó không liên quan đến máy bay gặp nạn mà chỉ là một "thùng hàng cũ" - phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, đại tá Steven Warren cho biết.

    Ngay trong chiều ngày 9/3, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Theo đề nghị từ phía Trung Quốc, Việt Nam cấp phép cho 2 tàu Trung Quốc vào tìm kiếm cứu nạn.

    Hai tàu này bao gồm tàu đổ bộ lớn nhất hải quân Trung Quốc là Tỉnh Cương Sơn (999), tiếp đến là tàu khu trục hiện đại Miên Dương (528), và một tàu lượng giãn nước 3.000 tấn của hải giám Trung Quốc.

    Trong nhiệm vụ tìm kiếm máy bay Malaysia rơi lần này, tàu Tỉnh Cương Sơn có tải trọng 20.000 tấn được trang bị các thiết bị cứu sinh, thiết bị phát tín hiệu dưới nước và mang theo 2 trực thăng, 30 nhân viên y tế, 10 thợ lặn, 52 lính thủy đánh bộ và có thể là cả xuồng máy. Ngoài ra, còn có các thiết bị cứu sinh, phương tiện phát hiện dưới nước, nước, thực phẩm…

    Tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn - (Ảnh minh họa - Nguồn: Sina).

    Tàu Miên Dương (528) thuộc lớp tàu hộ vệ Type 053H3, thủy thủ đoàn gồm 168 người.

    Theo Xinhua, tàu khu trục tên lửa Hải Khẩu và tàu đổ bộ Côn Lôn Sơn cũng đã lên đường tăng viện cho công tác tìm kiếm cứu nạn.

    Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Singapore, nước này đang cử hai máy bay C-130, tàu khu trục nhỏ RSS Steadfast có chở một trực thăng hải quân Sikorsky S-70B, tàu hỗ trợ và cứu hộ tàu ngầm MV Swift Rescue và tàu hộ tống tên lửa RSS Vigour tham gia tìm kiếm.

    Tàu hỗ trợ và cứu hộ tàu ngầm MV Swift Rescue của Singapore chứa một tàu lặn nhỏ, có thể lặn sâu tới 500m để tìm kiếm dưới biển. Singapore sẽ tìm kiếm ở khu vực giữa Việt Nam và Malaysia.

    Phương tiện tìm kiếm máy bay mất tích phía Singapore.
    Minh Anh (Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-phuong-tien-nao-tham-gia-tim-kiem-may-bay-mat-tich-a25010.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan