Những sai lầm cần tránh khi ôn thi tốt nghiệp


Thứ 3, 20/05/2014 | 07:19


Cùng lắng nghe những chia sẻ của Quản Minh Hạnh (Thủ khoa khối D của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2011) về những sai lầm cần tránh khi ôn thi tốt nghiệp trong gia

Cùng lắng nghe những chia sẻ của Quản Minh Hạnh (Thủ khoa khối D của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2011) về những sai lầm cần tránh khi ôn thi tốt nghiệp trong giai đoạn nước rút.

Giáo dục pháp luật - Những sai lầm cần tránh khi ôn thi tốt nghiệp

Không mất thời gian luyện giải những bài tập nâng cao

Theo Hạnh, trong đề thi tốt nghiệp sẽ có những câu hỏi với mức độ khác nhau để phân loại thí sinh. 

Tuy nhiên, đề thi tốt nghiệp THPT thường không mang tính chất đánh đố mà chỉ đơn thuần kiểm tra kiến thức cơ bản của người học.

Chính vì vậy, trong giai đoạn ôn thi tốt nghiệp, bạn không nên chăm chăm tìm giải những bài tập khó.”

Thay vào đó, các bạn nên tập trung vào những dạng bài tập quen thuộc, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa.

Chỉ khi đã chắc chắn làm đúng những dạng bài, câu hỏi quen thuộc, bạn có thể thử sức với những dạng bài hóc búa, lạ hơn. Điều này cũng rất hữu ích và tạo tiền đề cho quá trình ôn thi đại học.

Tránh học “tủ”, học vẹt các môn khoa học xã hội

Giáo dục pháp luật - Những sai lầm cần tránh khi ôn thi tốt nghiệp (Hình 2).
Quản Minh Hạnh - Thủ khoa khối D của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2011

Với các môn khoa học xã hội, Hạnh cho rằng, kiến thức các bộ này khá nặng và không tránh khỏi khả năng yêu cầu học thuộc lòng.

Nhiều học sinh vì không có phương pháp học tập phù hợp, đành miễn cưỡng học thuộc bài theo kiểu học vẹt. Cách học này khiến học sinh trở nên thụ động, lười tư duy.

Kiểu học này chỉ có hiệu quả tức thời, không ít người sau khi vào phòng thi bất giác quên mất câu đầu tiên thành ra không nhớ cả bài. Nguy hiểm hơn, nhiều bạn học sinh vì không thể tổng hợp được tất cả các kiến thức cần thiết trước khi thi nên đành học “tủ” chống chế.

Kiểu học này mang tính rủi ro rất cao nếu chẳng may đề không ra đúng vào những phần đã học. Mặt khác, nếu may mắn “trúng tủ”, học sinh cũng khó đạt điểm tối đa do bài làm rập khuôn, máy móc và thiếu tính sáng tạo.

Trong trường hợp này, theo kinh nghiệm của Hạnh, cần học hiểu. “Có nghĩa là các bạn cần nắm được những kiến thức cốt lõi, những vấn đề cơ bản bằng cách hệ thống hóa những ý chính quan trọng ra giấy.”

Ngoài ra, Hạnh cũng bật mí một phương pháp hữu ích khác là sử dụng sơ đồ tư duy. Thay vì học tủ, học vẹt một cách khô khan, nhàm chán, một chiếc bản đồ với những dòng chú thích màu sắc giúp các bạn có thể dễ dàng ghi nhớ các chi tiết một cách trực quan, sinh động; sắp xếp các thông tin một cách khoa học, có hệ thống.

“Đặc biệt phương pháp này còn kích thích khả năng sáng tạo và tư duy khi vào phòng thi, bạn sẽ có cơ hội giành điểm cao hơn nữa.”

Nhồi nhét kiến thức mới

Nhiều học sinh khi tiến hành ôn tập bị “hoa mắt” giữa một “rừng” kiến thức các môn học. Cũng có trường hợp, trong năm học, nhiều bạn học lệch các môn theo khối thi đại học, nên bị hổng kiến thức một số môn thi tốt nghiệp. 

Tất yếu trong giai đoạn này các bạn sẽ phải nhồi nhét kiến thức, lấp những chỗ hổng, học đối phó để chuẩn bị thi tốt nghiệp.

Việc ôm đồm quá nhiều kiến thức trong giai đoạn này chẳng những không mang lại hiệu quả mà còn khiến các bạn trở nên hoang mang hơn. Theo mình, trong khoảng thời gian ngắn 1 tháng, não phải tiếp nhận một khối lượng thông tin khổng lồ thì rất dễ bão hòa, các kiến thức ghi nhớ được vì thế rất lộn xộn.” – Hạnh chia sẻ.

Vì vậy hãy lên kế hoạch ôn tập và hệ thống những gì đã học một cách khoa học. Các bạn hãy lập thời gian biểu hợp lý cho từng môn học.

Đối với những môn học còn yếu và hổng kiến thức hãy dành nhiều thời gian hơn cho nó. Với những kiến thức bạn còn mù mờ hay chưa nắm rõ có thể nhờ thầy cô giúp đỡ bổ sung kịp thời. Các thầy cô sẽ giúp bạn định hướng những kiến thức nào quan trọng và là trọng tâm ôn tập.

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-sai-lam-can-tranh-khi-on-thi-tot-nghiep-a33626.html