Những sai lầm tai hại khi ăn dưa hấu mà hầu hết mọi người thường mắc phải


Thứ 6, 19/06/2020 | 04:34


Ăn quá nhiều, ăn dưa hấu để trong tủ lạnh, để dưa quá lâu... là những sai lầm mà nhiều người đang mắc phải khi ăn dưa hấu, gây tổn hại cho sức khỏe.

Ăn quá nhiều, ăn dưa hấu để trong tủ lạnh, để dưa quá lâu... là những sai lầm mà nhiều người đang mắc phải khi ăn dưa hấu, gây tổn hại cho sức khỏe.

Là loại quả ngọt, nhiều nước, dưa hấu được được nhiều người ưu thích dùng để giải khát vào mùa hè. Dưa hấu giàu vitamin và chất khoáng, kali, sắt, canxi, mangan, kẽm, chất chống oxy hóa, các axit amin có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nhiều người đã lạm dụng và sử dụng dưa hấu sai lầm, quá tùy tiện nên nhiều người đang gây hại lớn cho sức khỏe của mình mà không hay.

Ăn dưa hấu để lâu trong tủ lạnh

Mới đây, một bé trai 8 tuổi ở Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc đã phải đi viện cấp cứu trong tình trạng nôn, sốt, tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị tiêu chảy truyền nhiễm nhẹ, mất nước, rò mao mạch,... nếu không được điều trị kịp thời đã có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Theo gia đình cho biết, bé đã ăn dưa hấu thừa mà ông nội để trong tủ lạnh trước đó. Cậu bé phải nằm điều trị 13 ngày, xuất viện về nhà vẫn cần tiếp tục theo dõi.

Khi cắt dưa hấu ra quá lâu, hàm lượng chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi và làm giảm mùi vị. Đồng thời, lúc này, dưa hấu sẽ bị nẫu, thối nhanh và nhiễm khuẩn vì không có lớp bảo vệ ở ngoài, khiến bạn dễ bị đau bụng, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.

Các bác sĩ khuyến cáo mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ, không nên ăn dưa hấu để qua đêm vì dễ sản sinh vi khuẩn và xâm nhập vào ruột, "chạy" khắp mạch máu cơ thể và "xâm chiếm" các bộ phận khác. Sốc nhiễm khuẩn có thể gây thiếu máu cục bộ, rối loạn chuyển hóa, rối loạn chức năng và thậm chí là suy đa tạng gây tỉ lệ tử vong tương đối cao. Nếu không được cứu chữa kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Uống nước ngay sau khi ăn dưa hấu

Điều này có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Dưa hấu chủ yếu là nước, đường và chất xơ. Vi khuẩn thường cần nước và đường để phát triển và sinh sôi. Vì vậy, nếu bạn uống nước sau khi ăn dưa hấu, vi khuẩn có cơ hội lây lan trong đường ruột.

Ăn vào buổi tối

Quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn bình thường vào buổi tối, do đó, bạn nên tránh xa các thực phẩm có đường và axit. Trong khi đó, dưa hấu chứa nhiều đường, không thân thiện với hệ tiêu hóa, gây tăng cân khi ăn vào buổi tối.

Ngoài ra, tỷ lệ nước lớn trong dưa hấu có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh. Điều đó dẫn đến giấc ngủ kém, thiếu ngủ và mệt mỏi vào hôm sau.

Không rửa vỏ dưa hấu

Vỏ dưa hấu rất bẩn và chứa nhiều vi khuẩn gây hại trong quá trình trồng trọt và vận chuyển. Vì vậy, nếu không rửa vỏ dưa, vi khuẩn và bụi bẩn có thể chuyển từ bên ngoài sang phần ruột bên trong.

Ăn quá nhiều dưa hấu có những tác hại:

Rối loạn tiêu hóa: Dưa hấu có hương vị thơm ngon, giá lại không đắt nên thường bị ăn quá nhiều. Hành động này có thể khiến bạn bị trướng bụng, đầy hơi, chán ăn, đi tả, do tỳ vị bị tổn hại. Bởi dưa hấu là thực phẩm sống, nguội, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Do đó, những người lớn tuổi có đường ruột yếu kém do tuổi tác hay bệnh lý không nên ăn dưa hấu.

Hại dạ dày: Dưa hấu chứa nhiều nước, có tác dụng lợi tiểu. Khi ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến hệ bài tiết nước tiểu tăng, làm mất đi lượng nước cần thiết khiến các vết loét khó được phục hồi. Vì vậy, khi ăn nhiều dưa hấu sẽ khiến bệnh viêm loét kéo dài, lâu khỏi.

Gây đầy hơi, buồn nôn: Tác dụng phụ của chất chống oxy hóa lycopene chứa trong dưa hấu là gây nên hiện tượng đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn nếu khối lượng lớn chất này được đưa vào cơ thể và không được hấp thụ hết.

Dễ gây đau tim: Tuy tác dụng của dưa hấu là làm ổn định nhịp tim, giúp phòng tránh các bệnh về tim mạch nhờ vào lượng kali dồi dào.

Nhưng nếu ăn quá nhiều dưa hấu lại khiến cái lợi thành cái hại. Lượng kali quá cao sẽ làm rối loạn nhịp tim và hệ thần kinh trung tâm gây ra những cơn đau tim bất thường.

Gây tổn thương thận: Ăn nhiều dưa hấu, lượng nước vào cơ thể nhiều khiến thận phải hoạt động với tần suất cao, điều này có thể gây tổn thương cho thận và gây ra các bệnh về thận.

Bên cạnh đó, dưa hấu còn làm giảm quá mức lượng đường trong máu khi ăn quá nhiều. Điều này làm rối loạn việc sản xuất insulin gây hại đến thận.

Gây dị ứng, phát ban: Cái gì ăn nhiều cũng không tốt. Vì vậy, một số người mẫn cảm với các thành phần có trong dưa hấu có thể sẽ bị dị ứng, phát ban,…có biểu hiện say dưa hấu khi ăn quá nhiều.

Gây căng thẳng: Thực tế thì oxit nitric - một loại oxit có tác dụng thư giãn cơ thể có trong dưa hấu sẽ khiến bạn cảm thấy thư thái và thoải mái hơn khi căng thẳng.

Nhưng nếu sử dụng quá mức thì chính nó lại khiến cơ thể của bạn cảm thấy bị căng thẳng hơn gấp nhiều lần.

Giảm huyết áp: Dưa hấu có tác dụng hạ huyết áp vì vậy nó rất tốt cho người bị cao huyết áp, nhưng nếu ăn quá nhiều, huyết áp hạ quá mức lại cũng là một mối lo lớn tới sức khỏe của bạn.

Cách ăn dưa hấu an toàn:

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 100 g dưa hấu cung cấp khoảng 30 calo, chứa đường, chỉ nên ăn dưa hấu khoảng 500g, tương ứng với 150 calo cơ thể cần.

Khi mua phải chọn quả dưa hấu tươi, ngon. Nếu quả dưa có vấn đề nên bỏ đi, không nên vì tiếc rẻ mà cố ăn.

Dưa hấu tốt nhất nên ăn luôn sau khi mua về, nếu muốn dự trữ trong tủ lạnh nên để trực tiếp cả quả vào ngăn lạnh, và sử dụng trong vòng 24 giờ. Hơn nữa, nên đặt dưa hấu vào tầng cuối của tủ lạnh, để nhiệt độ khoảng 8-10°C, nhiệt độ này giúp giữ được hương vị tốt nhất. Nếu để dưa ở bên ngoài nhiệt độ phòng không nên quá 4 giờ vì sau đó nó sẽ bắt đầu trở thành môi trường cho vi khuẩn sản sinh.

Dao bổ dưa phải rửa sạch, không dùng chung với dao thái các thực phẩm sống khác như thịt, cá, tránh lây nhiễm chéo.

Dưa hấu ăn không hết nên được bọc dưa bằng màng bọc thực phẩm để bảo quản trong tủ lạnh.

Lưu ý: Khi ăn dưa hấu tốt nhất nên ăn cả hạt vì hạt dưa hấu là nguồn magiê và kẽm dồi dào, giúp chống lại cảm lạnh thông thường. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều loại axit cần thiết cho cơ thể con người như tryptophan (giúp ngủ ngon), glutamic (tăng cường hoạt động trí não) và lysine (hỗ trợ hình thành collagen và hấp thu canxi).

Minh Khôi (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-sai-lam-tai-hai-khi-an-dua-hau-ma-hau-het-moi-nguoi-thuong-mac-phai-a327773.html

Tag: