+Aa-
    Zalo

    Những tình tiết bất ngờ trong lời khai của phó hiệu trưởng ở Hòa Bình khi nhận tiền tỷ để nâng điểm

    • DSPL
    ĐS&PL Theo trình bày của bị cáo Tuấn, thời điểm đó bị cáo không nghĩ việc nâng điểm thi lại nghiêm trọng, đơn thuần là sai quy chế thi và chỉ bị xử lý hành chính.

    Theo trình bày của bị cáo Tuấn, thời điểm đó bị cáo không nghĩ việc nâng điểm thi lại nghiêm trọng, đơn thuần là sai quy chế thi và nếu phát hiện chỉ bị xử lý hành chính.

    Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn. Ảnh: VOV

    Báo Pháp luật TP.HCM đưa tin, chiều 11/5, phiên sơ thẩm của TAND tỉnh Hòa Bình xét xử 15 bị cáo trong vụ gian lận điểm thi đã tiếp tục với phần xét hỏi.

    Bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn, cựu phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, là người được thẩm vấn đầu tiên. Ông Tuấn khai nhận về quá trình can thiệp, sửa chữa bài thi của các thí sinh giống với nội dung cáo trạng truy tố.

    Theo đó bị cáo Tuấn khai nhận trong khoảng thời gian 27 – 28/6/2018, Nguyễn Quang Vinh, nguyên Trưởng phòng Khảo thí, Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình, đã đưa cho bị cáo tập danh sách tại phòng 503 khu vực chấm thi trắc nghiệm, trong đó có thông tin của thí sinh, để nâng điểm, báo Thanh Niên cho biết.

    Ngoài ông Vinh, bị cáo Tuấn cũng khai đã nhận thông tin từ bạn bè, đồng nghiệp, người quen, như: nhận từ bị cáo Phùng Văn Thụ (54 tuổi), nguyên Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, 1 trường hợp; bị cáo Lê Thị Hồng (51 tuổi), nguyên Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, 8 trường hợp; bị cáo Hồ Chúc (45 tuổi), nguyên giáo viên Trường THPT Thanh Hà, 2 trường hợp; bị cáo Đào Ngọc Thuật (40 tuổi), nguyên giáo viên Trường THPT Mường Bi, 4 trường hợp; bị cáo Nguyễn Đức Hoàng (41 tuổi), nguyên Thanh tra viên Phòng Thanh tra Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình, 2 trường hợp; bị cáo Nguyễn Tân Hưng (41 tuổi), nguyên cán bộ Phòng Khảo thí, 1 trường hợp; bị cáo Khương Ngọc Chất (45 tuổi), nguyên Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an Hòa Bình, 2 trường hợp.

    Bị cáo Tuấn thừa nhận, sau khi thực hiện việc sửa điểm cho các thí sinh thì nhận tiền từ 3 bị cáo Chất, Chúc và Thuật. Trong đó, bị cáo Chúc đưa 300 triệu đồng, Thuật đưa 250 triệu đồng và Chất đưa 500 triệu đồng. Số tiền 550 triệu đồng do các bị cáo Chúc và Thuật đưa, ông Tuấn đã nộp lại cơ quan điều tra; còn 500 triệu bị cáo Chất đưa, ông Tuấn vẫn đang nhờ vợ giữ.

    Đối với các trường hợp nhận lời "nhờ giúp đỡ", bị cáo Tuấn cho biết, không có trường hợp nào nhận được hứa hẹn trả tiền, và nhiều trường hợp là nhận lời sửa điểm vì "quan hệ ngoại giao".

    Về cách thức sửa điểm, sau khi có danh sách các thí sinh, từ tối 30-6 đến 3-7-2018, hai bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn cứ sau bữa cơm tối và các trận bóng đá sẽ nói dối là đi đánh bài nhưng thực tế là sang phòng chứa bài thi để can thiệp sửa điểm.

    Kết quả, 145 bài thi trắc nghiệm của 58 thí sinh được nâng điểm. Trong đó, thí sinh được “ưu ái” nhất lên tới 26,45 điểm.

    Với môn tự luận, Nguyễn Quang Vinh giao Đỗ Mạnh Tuấn đảm nhiệm việc “sinh mã phách” rồi chuyển danh sách mã phách của các thí sinh cần nâng điểm cho Vinh. Tiếp đó, Vinh đưa mã phách cho ban làm phách và các bị cáo trong tổ chấm bài thi tự luận để can thiệp vào bài thi.

    Đáng chú ý, chủ tọa hỏi bị cáo Tuấn nhận thức như thế nào về hành vi phạm tội của mình? Cựu hiệu phó đã có câu trả lời khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.

    VOV cho biết, theo trình bày của bị cáo Tuấn, thời điểm đó bị cáo không nghĩ việc nâng điểm thi lại nghiêm trọng, đơn thuần là sai theo quy chế thi và nếu phát hiện chỉ bị xử lý hành chính. Và vì được Nguyễn Quang Vinh mở lời nên bị cáo nghĩ không nhận lời vẫn phải làm.

    Cũng theo Đỗ Mạnh Tuấn, khi sự việc bị phát hiện, Tuấn đã gọi cho Khương Ngọc Chất và được dặn: “Cứ bình tĩnh, bọn anh sẽ cố gắng lo. Anh Chất nhắc bị cáo đừng khai ra mối quan hệ giữa bị cáo và anh, nói nếu cơ quan điều tra có hỏi về các cuộc điện thoại phải nói là trao đổi về hoa lan”. Thời gian đó, Mạnh Tuấn và Khắc Tuấn cũng đến tìm gặp Nguyễn Quang Vinh. Mạnh Tuấn kể: “Anh Vinh nói các em cứ bình tĩnh, ở ngoài các anh lo. Bị cáo nghĩ lo ở đây là chèo chống vụ việc”.

    Trong vụ án, cơ quan tố tụng chỉ xác định Hồ Chúc đưa cho Mạnh Tuấn 300 triệu đồng là phạm tội đưa – nhận hối lộ; chưa có căn cứ xử lý về các tội danh này trong việc Đào Ngọc Thuật và Khương Ngọc Chất đưa tiền cho Mạnh Tuấn.

    Mộc Miên(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-tinh-tiet-bat-ngo-trong-loi-khai-cua-pho-hieu-truong-o-hoa-binh-khi-nhan-tien-ty-de-nang-diem-a322987.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan