+Aa-
    Zalo

    Những tranh chấp nào thì được khởi kiện ra tòa án?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Khởi kiện là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác.

    (ĐSPL) - Khởi kiện là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức nộp đơn yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.

    Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện

    - Khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ bản thân cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi những quyền và lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm.

    - Khởi kiện vụ án dân sự  để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước: Các cơ quan dưới đây cũng có quyền khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của nhà nước:

    + Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định;

    + Công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động do pháp luật quy định;

    + Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

    Những người có quyền khởi kiện có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện việc khởi kiện. Tuy nhiên, đối với trường hợp yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn, người có yêu cầu khởi kiện không được ủy quyền cho người khác khởi kiện.

    Những tranh chấp nào thì được khởi kiện ra tòa án? - Ảnh minh họa

    Phạm vi của việc khởi kiện

    Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể khởi kiện một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

    Nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể cùng khởi kiện một cá nhân, một cơ quan, một tổ chức khác về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

    Cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền do Bộ Luật Tố tụng dân sự quy định có thể khởi kiện đối với một hoặc nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức về một quan hệ pháp luật hoặc nhiều quan hệ pháp luật có liên quan với nhau để giải quyết trong cùng một vụ án.

    Thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện

    Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự là nguyên tắc mang tính bắt buộc và rất quan trọng, được áp dụng xuyên suốt từ khi Tòa án thụ lý đến khi giải quyết xong vụ án. Nguyên tắc này được quy định tại Điều 5 BLTTDS: “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự... Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.

    Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự nên quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định cụ thể tại Điều 58, 59 60,61 BLTTDS, trong đó quy định: Đương sự có quyền giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 218 BLTTDS : "Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu". Như vậy, hiểu như thế nào là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu? đây là vướng mắc hiện nay còn nhiều quan điểm, chưa thống nhất.

    Tại điểm 6 mục III Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai thủ tục giải quyết các vụ án tại tòa cấp sơ thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự  “Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên tòa chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Như vậy, hiểu như thế nào là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, vượt quá về yêu cầu nội dung, tăng giá trị so với yêu cầu khởi kiện ban đầu hay vượt quá về quan hệ pháp luật tranh chấp, những yêu cầu nào thì được Hội đồng xét xử xem xét.

    Vượt quá về mặt quan hệ pháp luật

    Nếu tại phiên tòa, đương sự bổ sung yêu cầu nhưng là yêu cầu mới, chưa đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử và chưa được xem xét thì có thể khẳng định đây là yêu cầu vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện ban đầu, Hội đồng xét xử căn cứ vào điều 218 BLTTDS không chấp nhận yêu cầu bổ sung này.

    Quá trình giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải tuân thủ nguyên tắc xét xử khách quan, toàn diện, trên cơ sở xem xét đầy đủ các chứng cứ của vụ án, do vậy nếu đương sự yêu cầu mà yêu cầu đó nằm trong một quan hệ pháp luật thì phải xem xét toàn diện toàn bộ vấn đề và xem đây là việc đương sự bổ sung yêu cầu nhưng không vượt quá phạm vi của yêu cầu khởi kiện ban đầu.

    Vượt quá về mặt giá trị yêu cầu

    Trường hợp tại phiên tòa, đương sự bổ sung tăng giá trị yêu cầu trong cùng một quan hệ pháp luật tranh chấp thì có xem là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu không? Ví dụ: tại đơn khởi kiện đương sự chỉ yêu cầu giải quyết buộc bị đơn có trách nhiệm trả khoản tiền là 100 triệu đồng nhưng tại phiên tòa yêu cầu trả 150 triệu thì có xem là vượt quá yêu cầu ban đầu hay không? Trong cùng một quan hệ tranh chấp nếu tăng về giá trị không nên xem là vượt quá phạm vi khởi kiện, Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu này để xem xét. Bởi vì xét về hiện tượng, bản chất thì đây là trường hợp là vượt quá về số lượng nhưng thực tế trong giải quyết án nằm trong quan hệ pháp luật chính nên không xem là vượt quá.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]YnKOETLW5Q[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-tranh-chap-nao-thi-duoc-khoi-kien-ra-toa-an-a114920.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.