+Aa-
    Zalo

    Những vũ khí 'độc' trong Thế chiến 2

    • DSPL
    ĐS&PL Hầu hết các loại vũ khí mới - từ động cơ phản lực đến bom nguyên tử - đều ra đời trong chiến tranh và sau đây là một số vũ khí “độc” được phát minh trong Thế chiến 2.
    Hầu hết các loại vũ khí mới - từ động cơ phản lực đến bom nguyên tử - đều ra đời trong chiến tranh và sau đây là một số  vũ khí “độc” được phát minh trong Thế chiến 2.
    Máy bay cảm tử Ohka
    Trong nỗi tuyệt vọng của quân Nhật khi quân Mỹ tiến ngày càng gần lãnh thổ của họ, những chiếc Ohka đã được chế tạo với một nỗ lực cuối cùng nhằm tiêu diệt hạm đội Mỹ vào tháng 9/1944.
    Những vũ khí 'độc' trong Thế chiến 2

    Đây là loại máy bay phản lực được thiết kế riêng cho các vụ tấn công cảm tử với đầu đạn nặng hơn 1 tấn. Khi thực hiện vụ tấn công, máy bay cảm tử Ohka được gắn dưới thân một chiếc máy bay Mitsubishi G4M.
    Khi mục tiêu lọt vào phạm vi tấn công, Ohka được thả ra. Phi công lái chiếc máy bay cảm tử này lượn càng gần càng tốt đến mục tiêu, khởi động động cơ phản lực và sau đó lao như một quả tên lửa vào mục tiêu với tốc độ kinh hoàng. Quân Đồng minh đã nhanh chóng phát hiện chiến thuật này và tập trung tấn công máy bay “mẹ” trước khi Okha có cơ hội được thả ra. Kết quả là loại vũ khí này hoàn toàn mất tác dụng. Tuy nhiên, ít nhất một lần Okha đã thành công khi đánh đắm một tàu khu trục của Mỹ.
    “Cỗ máy phản lực” Bachem BA 349
    Năm 1943, để đối phó với các máy bay ném bom của quân Đồng minh, quân đội Đức Quốc xã đã có kế hoạch chế tạo một “cỗ máy phản lực” có người lái mang tên Bachem BA 349. Thiết bị này có nguyên lý cấu tạo và hoạt động như một tên lửa đất đối không, cất và hạ cánh không cần đường băng.
    Những vũ khí 'độc' trong Thế chiến 2

    Bachem BA 349 được thiết kế với ba phần chính: phần đầu chứa rocket có khả năng công phá máy bay ném bom, phần giữa là chỗ ngồi của phi công và phần sau là động cơ tên lửa. “Cỗ máy phản lực” này được thiết kế để có thể phóng lên không trung chiến đấu từ bất cứ địa điểm nào và không cần sân bay.
    Sau khi được phóng, phi công điều khiển Bachem BA 349 có nhiệm vụ lái thiết bị này tiếp cận các máy bay ném bom của quân Đồng minh, sau đó ấn nút phóng các quả tên lửa được bố trí ở phần đầu. Khi hoàn thành nhiệm vụ, cả phi công và “cỗ máy phản lực” đều hạ cánh bằng dù.
    Tuy nhiên, mới chỉ có duy nhất 1 chiếc Bachem BA 349 được thử nghiệm vào ngày 1/3/1945 và hậu quả là phi công Lothar Sieber đã thiệt mạng.
    Dự án tàu sân bay Habakkuk
    Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, kim loại quả là quý hiếm. Quân Đồng minh đã bị mất khá nhiều tàu tiếp viện vì đã làm mồi cho đội tàu ngầm của Đức. Vì vậy, chính quyền Anh đã lên kế hoạch đóng một tàu sân bay tên Habakkuk bằng chất liệu có tên pykrete (hỗn hợp mùn cưa).
    Những vũ khí 'độc' trong Thế chiến 2

    Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, nhóm thiết kế quyết định tàu sân bay này sẽ dài 600 m với thân tàu dày 12 m, được trang bị hệ thống làm mát đặc biệt và có khả năng mang 150 máy bay.
    Chất pykrete được tạo ra từ 14\% mùn cưa và 86\% nước, nhờ thế mà việc sửa chữa Habakkuk được kỳ vọng sẽ dễ dàng hơn nhiều so với các tàu bằng kim loại thông thường.
    Ý tưởng về dự án trên được Geoffrey Pyke nghĩ ra khi ông đang làm việc tại Bộ chỉ huy Tác chiến phối hợp. Mặc dù vậy, đã không có chiếc tàu nào được sản xuất do chiến tranh đã chấm dứt.
    Máy bay ném bom Silbervogel
    Silbervogel, hay còn gọi là “Chim bạc”, là loại máy bay ném bom phản lực, được thử nghiệm ở các hầm gió nhân tạo, nhưng chưa bao giờ đi vào sản xuất. Tuy nhiên, đây được xem là nguyên mẫu của các phương tiện vũ trụ như tàu con thoi hiện đại.
    Những vũ khí 'độc' trong Thế chiến 2

    Các nhà khoa học cho rằng, “Chim bạc” có thể mang một quả bom 4 tấn bay qua Đại Tây Dương tới châu Mỹ. Về nguyên lý hoạt động, sau khi đạt vận tốc 1.931 km/giờ với sự “giúp đỡ” của động cơ phản lực, “Chim bạc” sẽ  lấy lại độ cao tiến tới tầng bình lưu. Các kỹ thuật viên của Đức tính toán rằng “Chim bạc” có thể đi được một quãng đường không tưởng, từ 20.000 km tới 25.000 km.
    Tuy nhiên, dự án này đã vượt xa khả năng và nguồn lực của Đức Quốc xã, và Silbervogel chỉ tồn tại như một mô hình thử nghiệm.
    Tàu ngầm Midget-X
    Midget-X là một trong số các tàu ngầm được Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Chiếc tàu dài khoảng 15,5 m, đường kính tối đa 1,68 m và độ choán nước là 27 tấn khi nổi và 30 tấn nước khi lặn. Tàu chạy bằng động cơ diesel 42 mã lực, vận tốc trên mặt nước là 12km/h và vận tốc dưới nước là 10 km/h. Thủy thủ đoàn gồm 4 người (chỉ huy, hoa tiêu, thợ máy và thợ lặn).
    Những vũ khí 'độc' trong Thế chiến 2

    Phương pháp tác chiến của tàu ngầm X là tìm cách tiếp cận mục tiêu bằng một trong hai cách: nó có thể được một chiếc tàu ngầm “mẹ” (tàu ngầm cỡ lớn) kéo theo và nằm lơ lửng bên dưới tàu địch hoặc được phóng ra từ một chiếc tàu ngầm khác và tự lái đến mục tiêu. Hai quả thủy lôi nặng hơn 1.600 kg được gắn vào hai bên tàu bằng một cái chốt. Chúng được giải phóng bằng máy quay tay khi tàu ngầm ở ngay bên dưới thân tàu địch và có ngòi nổ chậm để tàu ngầm có thời gian thoát ra khỏi khu vực nổ.
    Ưu điểm của loại tàu này là nhỏ, gọn, tính cơ động cao, có thể bí mật thâm nhập vào cảng biển của đối phương, tiêu diệt các tàu chiến nổi trên mặt nước hoặc dùng để trinh sát, do thám và tiếp tế. Một ưu điểm khác nữa của tàu Midget - X là có thể hướng dẫn các tàu đổ bộ một cách khá chính xác. Nhưng nó chỉ có duy nhất một cửa ra vào và đây chính là rắc rối trong những trường hợp khẩn cấp.
    Anh đã chế tạo 6 chiếc tàu ngầm loại này dùng để chống lại các tàu chiến Bismarck của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên, Hải quân Anh đã bị mất 2 chiếc do tai nạn, một chiếc bị hỏng do vấn đề kỹ thuật, một chiếc bị hỏa lực của quân Đức đánh chìm. Dù vậy, hai chiếc còn lại cũng đủ gây thiệt hại đáng kể đối với tàu chiến Bismarck.
    “Siêu súng” V-3
    "Vũ khí trả thù" V-3 của Đức Quốc xã được chế tạo để tấn công Anh trả đũa vụ ném bom của quân đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
    Những vũ khí 'độc' trong Thế chiến 2

    Nó là một khẩu pháo siêu lớn được đặt trên một quả đồi và có khả năng bắn quả đạn nặng 140 kg với tầm bắn hơn 161 km và tốc độ đầu đạn lên tới 1.500 m/s. V-3 hoạt động dựa trên nguyên lý đa liều phóng, trong đó các liều phóng thứ cấp được đốt cháy để tăng tốc cho đầu đạn khi nó di chuyển dọc theo nòng đại bác.
    Hitler đã rất ấn tượng với thiết kế ban đầu và ra lệnh đặt 25 khẩu V-3 tại một địa điểm ở Mimoyecques, Pháp. Tuy nhiên, khu vực này đã bị bom của quân đồng minh phá hủy, buộc Đức lúc bấy giờ phải từ bỏ kế hoạch. Nếu loại súng này thực sự tồn tại, nó sẽ là một trong những khẩu súng lớn nhất trên thế giới. Hai phiên bản ngắn nòng sau đó đã được chế tạo, sử dụng để tấn công Luxemburg và đã bắn tổng cộng 183 quả đạn khiến 10 dân thường bị thiệt mạng và 35 người bị thương. Ngay sau đó, cả hai khẩu súng này đã bị Mỹ tịch thu.
    Máy bay tiêm kích phản lực Me 262
    Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, Đức đã trở thành mục tiêu tấn công bằng các loại máy bay hạng nặng của quân đồng minh. Đức Quốc xã đã thành lập đơn vị máy bay chiến đấu Me 262 với hy vọng sẽ tạm thời ngăn chặn những cuộc không kích của Anh và Mỹ.
    Những vũ khí 'độc' trong Thế chiến 2

    Cách tiếp cận của Me 262 là đến từ đằng sau và ở độ cao lớn hơn máy bay ném bom của đối phương, sau đó lao xuống nã pháo 30 mm trong khoảng cách 600 m. Phương pháp này đã trở thành tiêu chuẩn trong những trận đánh chống lại máy bay ném bom cho đến khi tên lửa có điều khiển ra đời.
    Chiếc Me 262 thử nghiệm đầu tiên đã được hoàn tất trong năm 1939. Nhưng do chi phí quá cao và do Đức quốc xã cho rằng họ có thể giành chiến thắng bằng các loại máy bay cánh quạt hiện có, nên Me 262 không nằm trong diện vũ khí ưu tiên của quân đội Đức.
    Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Me 262 - một trong những “vũ khí thần kỳ” của Đức Quốc xã - đã trở thành chiến lợi phẩm của quân đội Mỹ. Hiện một chiếc máy bay tiêm kích phản lực đánh đêm Me 262 trang bị radar vẫn còn được trưng bày ở một sân bay của Hải quân Mỹ tại bang Washington.
    Dù không đảo ngược được cục diện chiến tranh, nhưng Me 262 vẫn được lịch sử công nhận là loại máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới, khởi đầu cho những thế hệ máy bay chiến đấu phản lực sau này.
    Theo Báo Tin tức 
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-vu-khi-doc-trong-the-chien-2-a26906.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan