+Aa-
    Zalo

    Niêm phong hiện vật nghi ấn tín, chờ hội đồng thẩm định giá trị

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Sau khi tiếp nhận hiện vật, Bảo tàng Nghệ An đã tiến hành niêm phong và tham mưu UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định giá trị hiện vật.

    (ĐSPL) - Sau khi tiếp nhận hiện vật nghi ấn tín, Bảo tàng Nghệ An đã tiến hành niêm phong và tham mưu UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định giá trị hiện vật.

    [mecloud]TvVPB1b5R6[/mecloud]

    Ngày 2/12, ông Nguyễn Đức Kiếm, Giám đốc Bảo tàng Nghệ An cho biết, theo quy định của Luật Di sản văn hóa, sau khi tiếp nhận hiện vật, Bảo tàng Nghệ An đã tiến hành niêm phong và tham mưu UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định giá trị hiện vật, thành phần gồm hội đồng di sản quốc gia và các cơ quan chức năng của tỉnh.

    Ấn tín được niêm phong tại Bảo tàng Nghệ An, chờ thành lập hội đồng thẩm định giá trị hiện vật.

    Hiện vật được thẩm định, đánh giá về giá trị di sản văn hóa, lịch sử, văn hóa và giá trị kinh tế. Trong trường hợp hiện vật được khẳng định là bảo vật quốc gia, việc lưu giữ, bảo quản sẽ do Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định. Tùy theo giá trị kinh tế của hiện vật, người có công phát hiện hiện vật sẽ được ngân sách chi trả một khoản tiền tương ứng.

    “Hiện chưa khẳng định được ấn tín là giả hay thật. Nếu Hội đồng khẳng định đó là hiện vật không có giá trị về mặt di sản văn hóa, thì chúng tôi sẽ làm thủ tục bàn giao cho người phát hiện”, ông Nguyễn Đức Kiếm cho biết thêm.


    Ấn tín được người dân phát hiện và bàn giao cho Bảo tàng Nghệ An.

    Trước đó, Bà Nguyễn Thị Khương (47 tuổi) và bà Vương Thị Đông (59 tuổi), trú tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) vào vườn đồi để hái rau má thì bất ngờ phát hiện ra một vật thể lạ.

    Qua quan sát, vật thể lạ này được làm bằng kim loại, màu đen, vàng. Bao quanh có 9 đầu rồng, nặng khoảng 1,6kg, mặt trước và mặt dưới có dòng chữ Hán.

    Vào 17h ngày 30/11, đoàn công tác của bảo tàng tỉnh Nghệ An, Phòng văn hóa huyện Nghi Lộc đã về xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, làm các thủ tục cần thiết để tiếp nhận vật thể lạ nghi là ấn tín cổ của vua chúa thời phong kiến mà người dân phát hiện trước đó.

    Điều 187. Quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu (Bộ luật Dân sự năm 2005)

    1. Người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được chiếm hữu tài sản đó từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    2. Đối với tài sản do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/niem-phong-hien-vat-nghi-an-tin-cho-hoi-dong-tham-dinh-gia-tri-a172497.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan