+Aa-
    Zalo

    Nike chưa chuyển đơn hàng dệt may, da giày nào khỏi Việt Nam

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhãn hàng Nike chưa chuyển đơn hàng nào đi do không chọn được nhà sản xuất đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của họ về thời gian, chất lượng, hệ thống đánh giá như ở Việt Nam.

    Tại buổi họp báo giới thiệu Cotton Day Vietnam 2021 - Diễn đàn đặc biệt về bông bền vững do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) tổ chức chiều 15/11, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Vitas cho biết, thông tin Nike và Adidas chuyển nhà máy ra khỏi Việt Nam hồi tháng 8, 9 vừa qua là không chính xác.

    nike chua chuen don nao ra khoi viet nam dspl

    Thực tế, các nhãn hàng này có hệ thống sản xuất ở Việt Nam trong 2 lĩnh vực may mặc và giày da song không hề đầu tư nhà máy.

    "Tính đến thời điểm tháng 10 khi chúng ta mở cửa trở lại, ở Tổng Công ty May Việt Tiến, nhãn hàng Nike cũng chưa chuyển đơn hàng nào đi bởi không chọn được nhà sản xuất đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của họ về thời gian, chất lượng, hệ thống đánh giá như ở Việt Nam", Người Lao Động dẫn lời ông Vũ Đức Giang.

    Do ảnh hưởng của việc giãn cách xã hội kéo dài, nhất là các tỉnh phía Nam, nhiều doanh nghiệp dệt may không đáp ứng được tiến độ giao hàng nên đã có số lượng nhất định đơn hàng giao tháng 11, 12 phục vụ Tết 2022 được chuyển đi, ước tính khoảng 13%-14%.

    Tuy vậy, có dấu hiệu các đơn hàng quay lại (niên vụ 2022) kể từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 về kiểm soát, sống chung với COVID-19 trong tình hình mới.

    Chủ tịch Vitas cũng cho biết thêm, các nhãn hàng hiện có niềm tin khi Việt Nam tái mở cửa nền kinh tế. Ông cũng tin rằng chỉ khi nào nào áp lực về thời gian giao hàng quá gấp và không thể tính toán cân đối được thời gian bán hàng thì các nhãn mới chuyển đơn hàng đến quốc gia nào đáp ứng được yêu cầu. 

    Tuy nhiên, khi chuyển đơn hàng ra nước ngoài phải tốn chi phí vận chuyển, tổ chức sản xuất, đánh giá hệ thống cực kỳ lớn. Nhà máy nào đạt các tiêu chuẩn mới được sản xuất. Vì vậy, không nhiều doanh nghiệp chuyển giao đơn hàng ra nước ngoài.

    Ông Giang cho rằng doanh nghiệp sản xuất cần nắm bắt xu hướng thời trang thế giới để có sự chuyển đổi phù hợp, đồng thời tiến tới đáp ứng các yêu cầu xanh hóa trong sản xuất.

    Tổng quan thị trường dệt may 10 tháng đầu năm 2021, ước tính tổng xuất khẩu dệt may 10 tháng đầu năm đạt 32 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong đó xuất khẩu may mặc đạt xấp xỉ gần 24 tỷ USD, xuất khẩu xơ sợi đạt gần 4,5 tỷ USD và vải các loại đạt gần 1,9 tỷ USD. Mục tiêu vào năm 2022, ngành dệt may sẽ xuất khẩu khoảng 43,5 tỷ USD.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nike-chua-chuyen-don-hang-det-may-da-giay-nao-khoi-viet-nam-a519369.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan