+Aa-
    Zalo

    Nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được giải quyết

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo liên ngành để triển khai các dự án về cơ cầu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

    (ĐSPL) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo liên ngành để triển khai "Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng 2011-2015" và "Đề án xử lý nợ xấu của các hệ thống tổ chức tín dụng". Ban chỉ đạo liên ngành sẽ do Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh làm trưởng ban.

    Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng theo các mục tiêu, định hướng nêu tại "Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015” và "Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng”.

    Nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được giải quyết
    Nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ được giải quyết.

    Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện các đề án; tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương trong phạm vi các đề án.

    Đồng thời, tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng cường trách nhiệm, sự tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các đề án; thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

    Theo quyết định của Thủ tướng, phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh làm trưởng ban chỉ đạo; Thống đốc ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình làm phó trưởng ban thường trực ban chỉ đạo. Cùng 13 thành viên khác, bao gồm thứ trưởng các Bộ Ngành và Phó Chủ tịch TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

     Danh sách thành viên Ban chỉ đạo liên nghành.

    Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng từ 4,08\% (cuối năm 2012) đến 4,73\%/tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10/2013. Khi tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện và dần phục hồi, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng, diễn biến nợ xấu đã có những tín hiệu khả quan.

    Tính đến cuối 2013, Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua lại khoảng 39.000 tỷ đồng nợ xấu từ các tổ chức tín dụng. Trong đó, tính đến cuối tháng 2/2014, công ty đã thu được khoảng 200 tỷ đồng nợ xấu. Hiện VAMC đang xem xét, phân loại để có thể mua thêm nợ xấu, và dự kiến trong quý 1/2014 sẽ mua khoảng 10.000 tỷ đồng.

    Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, nếu tính toán một cách thận trọng, nợ xấu bao gồm cả nợ xấu được cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN thì tỷ lệ nợ xấu vào khoảng 9\%.

    Theo nhận định của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's, đã công bố báo cáo triển vọng về hệ thống ngân hàng 2014. Moody’s vẫn lo lắng về nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, nợ xấu cao trong bối cảnh lợi nhuận ngân hàng trì trệ do tình hình kinh tế khó khăn, nhu cầu vay vốn thấp, Moody’s cho rằng, các ngân hàng Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn trong bù đắp chi phí tín dụng tăng cao và cải thiện hệ vốn nội bộ.

    Anh Sa

    Mời bạn đọc xem thêm Clip: Phát hiện mới về máy bay Malaysia mất tích

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/no-xau-cua-cac-to-chuc-tin-dung-se-duoc-giai-quyet-a25452.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Nợ xấu -

    Nợ xấu - "cục máu đông" không ngừng phình to

    (ĐSPL) - Báo cáo vừa công bố của ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (UBGSTC) cho thấy, những ngành có hiệu suất sinh lời thấp và tình hình tài chính xấu là những ngành có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Các chuyên gia cho rằng, cần có những biện pháp, các quy định để giảm thiểu nợ xấu phát sinh, nếu không “cục máu đông” sẽ tiếp tục kìm hãm sự phát triển kinh tế.rn

    Lâu đài đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

    Lâu đài đắt đỏ bậc nhất Việt Nam

    Với diện tích hơn 3.000 m2 tọa lạc tại vị trí với 4 mặt tiền, tổng chi phí xây dựng khoảng 100 tỉ đồng, lâu đài Tổng Hải Sơn được đánh giá là đắt đỏ nhất Việt Nam.