+Aa-
    Zalo

    Nói "không" với dầu ăn dân thành thị "lùng sục" mỡ lợn sạch vì sợ... bệnh

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Gần đây nhiều người dân có xu hướng chuyển sang dùng mỡ lợn sau khi “cập nhật” thông tin “ăn dầu ăn có hại hơn mỡ lợn”.

    (ĐSPL) - Gần đây nhiều người dân có xu hướng chuyển sang dùng mỡ lợn sau khi “cập nhật” thông tin “ăn dầu ăn có hại hơn mỡ lợn”. Không những thế, nhiều người còn rỉ tai nhau các loại dầu thực vật khi ở nhiệt độ cao còn giải phóng ra nhiều loại hóa chất độc hại, có thể gây ung thư, bệnh tim và thậm chí là mất trí nhớ... Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng, nhiều người chuyển sang chuyên bán mỡ lợn sạch với giá khá đắt đỏ.

    Mỡ “ngang ngửa” thịt

    Một thời gian dài trước đây, người dân “tẩy chay” ăn mỡ lợn vì sợ mắc các bệnh về huyết áp, béo phì cộng thêm tình trạng chăn nuôi không đảm bảo quy trình, thịt lợn chứa nhiều hóa chất, lợn chết, ôi thiu... Nhưng thời gian gần đây, các bà nội trợ lại chuyển hướng quay trở về món thực phẩm được xem là xa xỉ của thời bao cấp. Không chỉ mua mỡ lợn về dùng thay thế dầu ăn thực vật, nhiều người còn đặt mua cả tóp mỡ để chế biến với thực phẩm.

    Nhiều gia đình chuyển hướng sang mua mỡ lợn sạch về thay thế dầu ăn (Ảnh Ng.G).

    Theo tìm hiểu của PV, “bắt sóng” nhu cầu của người dân, hiện nay trên trạng xuất hiện nhiều người chuyên kinh doanh mỡ lợn sạch, mỡ lợn được bán đắt như tôm tươi. Trao đổi với PV, chị Thu Chinh – một tiểu thương chuyên cung cấp thịt lợn sạch, lợn trang trại ở Hồng Mai (Hà Nội) cho biết, người dân Hà Nội đang chuyển sang dùng mỡ lợn thay thế dầu thực vật, thậm chí nhiều gia đình còn chuyên đặt hàng tóp mỡ về để xào nấu với rau, quả, củ. Giá mỡ lợn sạch của quầy chị Chinh dao động từ 120-140 nghìn đồng/kg, tóp mỡ có giá 150 nghìn đồng/kg, đắt gần gấp đôi so với thịt lợn thường. Chị Chinh cho hay, người tiêu dùng thường chọn mua mỡ khẩu (phần mỡ mông, vai) được lọc riêng ra chứ không mua mỡ lá.

    Cũng theo tìm hiểu của PV, giá mỡ lợn sạch có nơi rao bán rẻ hơn khoảng 90 - 100 đồng/kg nhưng phải đặt trước mới có hàng. Chia sẻ với PV, chị Mai Vân (Láng Hạ, Hà Nội) bày tỏ: “Nhà mình chuyển sang dùng mỡ lợn được gần nửa năm rồi. Tình cờ, một lần mình đọc được một nghiên cứu nước ngoài cho rằng dầu ăn thực vật còn nguy hại hơn mỡ lợn khiến mình khá bất ngờ. Lâu nay, mình vẫn nghĩ dầu thực vật tốt cho sức khỏe lại hạn chế được béo phì nhưng đó chỉ là cách nghĩ sai lầm. Chế biến thực phẩm với dầu ăn có hại hơn mỡ lợn gấp nhiều lần. Thậm chí, không ăn mỡ lợn còn ảnh hưởng đến thần kinh và mắt... Sau đó, mình chuyển hẳn sang dùng mỡ lợn để đảm bảo sức khỏe cho gia đình”.

    Cũng theo chia sẻ của chị Vân, gia đình chị thường đặt mua thịt lợn của một trang trại chuyên nuôi lợn không dùng cám tăng trọng ở Hòa Bình. Hàng tuần, gia đình chị đặt mua thịt lợn sạch về ăn, còn phần mỡ đem rán để sử dụng chế biến các món ăn thông thường. Theo bật mí của chị Vân, mỡ lợn sạch có giá đắt ngang ngửa với thịt lợn mán 140 nghìn đồng/kg. Không chỉ riêng gia đình chị Mai Vân “nói không” với dầu ăn thực vật mà hiện nay rất nhiều người đã chuyển hẳn sang dùng mỡ lợn. Tuy nhiên, việc chọn được thịt lợn sạch lại không hề dễ dàng gì.

    Chị Kim Dung (Thái Hà, Hà Nội) thì đưa ra ý kiến, gia đình chị chuyển sang ăn mỡ lợn từ hơn một tháng nay. Tuy nhiên, vì sợ thịt lợn mua ở chợ không đảm bảo nên chị đặt mua hàng qua mạng, đặc biệt là những trang bán hàng online có uy tín. Chị Dung cho biết: “Tôi có người quen làm ở viện dinh dưỡng, chị ấy tư vấn ăn mỡ lợn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tôi cũng không biết phân biệt thế nào là lợn sạch hay lợn bẩn. Khi mua, tôi thường chọn theo kinh nghiệm mà các bà nội trợ rỉ tai nhau đó là miếng thịt có lớp mỡ dày từ 1,5- 2 cm (nghe nói lớp mỡ dưới da càng mỏng, lỏng lẻo thì có chất cấm-PV), phần mỡ và nạc không tách nhau rõ rệt. Thế nhưng, cũng không ít lần tôi phải đổ bỏ vì mỡ có mùi hôi”.

    Cần dùng hài hòa mỡ động vật và dầu thực vật

    Trước xu hướng người dân bỏ hẳn dầu thực vật chuyển sang mỡ lợn và những nghi vấn dầu ăn có hại sức khỏe, tham vấn các chuyên gia dinh dưỡng, họ đều cho rằng, cần sử dụng hài hòa cả dầu thực vật và mỡ động vật, nếu không sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.

    Trao đổi với PV báo ĐS&PL, BS.Lê Thị Hải, Giám đốc trung tâm Tư vấn dinh dưỡng (viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay, mỡ động vật tốt cho sức khỏe đã được các tài liệu khoa học chứng minh cụ thể. Việc cùng sử dụng dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩu phần ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dầu ăn và mỡ động vật đều có ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc từng lứa tuổi, từng giai đoạn mà có cách kết hợp cho hợp lý.

    Theo BS. Hải, nếu người tiêu dùng chỉ dùng dầu ăn thực vật mà không dùng mỡ động vật là một quyết định sai lầm. “Thói quen này không tốt. Người lớn ngoài 50 tuổi trở lên bị rối loạn chuyển hóa chất béo như tăng cholesterol thì mới phải kiêng ăn mỡ. Còn trẻ em càng cần phải ăn mỡ. Trẻ dưới 1 tuổi phải ăn 70\% mỡ trong khẩu phần ăn. Đối với người trưởng thành, khi nào bị cholesterol máu thì mới phải kiêng ăn mỡ chứ bình thường vẫn có thể dùng.

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc người dân thành thị nhiều năm ròng đều nói không với mỡ động vật là do họ hiểu sai lệch và vận dụng vào chế độ ăn không đúng cách. Dầu chỉ nên dùng để trộn salad hoặc nấu những món ăn không cần nhiệt độ cao. Còn nếu chiên, rán ở nhiệt độ cao thì dầu ăn lại có nhiều tác hại. Bởi dầu ở nhiệt độ cao chuyển hóa thành chất transfat, oxy hóa rất độc hại gây nhiều bệnh, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Trong khi đó, mỡ động vật xào rán ở nhiệt độ cao ít bị biến đổi chất độc hại như dầu ăn.

    Trao đổi với PV báo ĐS&PL, PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh- viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ thực phẩm cho biết, dầu ăn khi chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ gây ra biến đổi chất. Vì thế, người dân khi chiên rán nên dùng mỡ động vật. Bởi mỡ động vật là chất béo chứa hợp chất axit béo không no, ít biến đổi thì sẽ ít tạo thành các chất gây ung thư hơn so với dầu ăn.

    Theo PGS.Thịnh, không riêng gì mỡ động vật mà đối với dầu thực vật, nếu ăn nhiều cũng gây nguy cơ béo phì. Nếu không ăn mỡ động vật có thể gây thiếu cholesterol, trong nhiều trường hợp có thể làm thành mạch máu bị mủn, vỡ, gây tai biến, đột quỵ. Chính vì thế, tùy vào món ăn mà có cách sử dụng mỡ động vật hoặc dầu ăn cho hài hòa.

    BS. Hải khuyến cáo: “Dùng dầu ăn để chiên, rán ở nhiệt độ cao sẽ không tốt bằng dùng mỡ động vật, thậm chí có thể gây bệnh ung thư. Hiện nay, không ít gia đình ở thành thị chủ yếu dùng dầu ăn từ thực vật thay vì dùng mỡ động vật. Tuy nhiên, việc không ăn mỡ động vật sẽ rất nguy hại vì không cân đối về mặt dinh dưỡng. Hơn nữa, dầu thực vật không cấu tạo nên vỏ thần kinh như mỡ động vật. Mỡ động vật có myeline, cấu tạo nên các tế bào thần kinh, các vỏ bọc của dây thần kinh. Nếu thiếu cái đó sẽ khiếm khuyết về mặt thần kinh, đặc biệt là mắt”.

    N.Giang – T.Dũng

    Xem thêm video:

    [mecloud]hfZqi1rrTs[/mecloud]

    Mỡ “ngang ngửa” thịtMột thời gian dài trước đây, người dân“tẩy chay” ăn mỡ lợn vì sợ mắc các bệnh vềhuyết áp, béo phì cộng thêm tình trạng chănnuôi không đảm bảo quy trình, thịt lợn chứanhiều hóa chất, lợn chết, ôi thiu... Nhưng thờigian gần đây, các bà nội trợ lại chuyển hướngquay trở về món thực phẩm được xem là xaxỉ của thời bao cấp. Không chỉ mua mỡ lợnvề dùng thay thế dầu ăn thực vật, nhiều ngườicòn đặt mua cả tóp mỡ để chế biến với thựcphẩm.Theo tìm hiểu của PV, “bắt sóng” nhu cầucủa người dân, hiện nay trên trạng xuất hiệnnhiều người chuyên kinh doanh mỡ lợn sạch,mỡ lợn được bán đắt như tôm tươi. Trao đổivới PV, chị Thu Chinh – một tiểu thươngchuyên cung cấp thịt lợn sạch, lợn trang trạiở Hồng Mai (Hà Nội) cho biết, người dân HàNội đang chuyển sang dùng mỡ lợn thay thếdầu thực vật, thậm chí nhiều gia đình cònchuyên đặt hàng tóp mỡ về để xào nấu vớirau, quả, củ. Giá mỡ lợn sạch của quầy chịChinh dao động từ 120-140 nghìn đồng/kg,tóp mỡ có giá 150 nghìn đồng/kg, đắt gầngấp đôi so với thịt lợn thường. Chị Chinh chohay, người tiêu dùng thường chọn mua mỡkhẩu (phần mỡ mông, vai) được lọc riêng rachứ không mua mỡ lá. Cũng theo tìm hiểucủa PV, giá mỡ lợn sạch có nơi rao bán rẻhơn khoảng 90 - 100 đồng/kg nhưng phải đặttrước mới có hàng.Chia sẻ với PV, chị Mai Vân (Láng Hạ, HàNội) bày tỏ: “Nhà mình chuyển sang dùngmỡ lợn được gần nửa năm rồi. Tình cờ, mộtlần mình đọc được một nghiên cứu nướcngoài cho rằng dầu ăn thực vật còn nguy hạihơn mỡ lợn khiến mình khá bất ngờ. Lâunay, mình vẫn nghĩ dầu thực vật tốt cho sứckhỏe lại hạn chế được béo phì nhưng đó chỉlà cách nghĩ sai lầm. Chế biến thực phẩm vớidầu ăn có hại hơn mỡ lợn gấp nhiều lần.Thậm chí, không ăn mỡ lợn còn ảnh hưởngđến thần kinh và mắt... Sau đó, mình chuyểnhẳn sang dùng mỡ lợn để đảm bảo sức khỏecho gia đình”.Cũng theo chia sẻ của chị Vân, gia đình chịthường đặt mua thịt lợn của một trang trạichuyên nuôi lợn không dùng cám tăng trọngở Hòa Bình. Hàng tuần, gia đình chị đặt muathịt lợn sạch về ăn, còn phần mỡ đem rán đểsử dụng chế biến các món ăn thông thường.Theo bật mí của chị Vân, mỡ lợn sạch có giáđắt ngang ngửa với thịt lợn mán 140 nghìnđồng/kg.Không chỉ riêng gia đình chị Mai Vân “nóikhông” với dầu ăn thực vật mà hiện nay rấtnhiều người đã chuyển hẳn sang dùng mỡlợn. Tuy nhiên, việc chọn được thịt lợn sạchlại không hề dễ dàng gì. Chị Kim Dung (TháiHà, Hà Nội) thì đưa ra ý kiến, gia đình chịchuyển sang ăn mỡ lợn từ hơn một thángnay. Tuy nhiên, vì sợ thịt lợn mua ở chợkhông đảm bảo nên chị đặt mua hàng quamạng, đặc biệt là những trang bán hàngonline có uy tín. Chị Dung cho biết: “Tôi cóngười quen làm ở viện dinh dưỡng, chị ấy tưvấn ăn mỡ lợn có lợi cho sức khỏe. Tuynhiên, tôi cũng không biết phân biệt thế nàolà lợn sạch hay lợn bẩn. Khi mua, tôi thườngchọn theo kinh nghiệm mà các bà nội trợ rỉtai nhau đó là miếng thịt có lớp mỡ dày từ1,5- 2 cm (nghe nói lớp mỡ dưới da càngmỏng, lỏng lẻo thì có chất cấm-PV), phầnmỡ và nạc không tách nhau rõ rệt. Thếnhưng, cũng không ít lần tôi phải đổ bỏ vìmỡ có mùi hôi”.Cần dùng hài hòamỡ động vật và dầu thực vậtTrước xu hướng người dân bỏ hẳn dầu thựcvật chuyển sang mỡ lợn và những nghi vấndầu ăn có hại sức khỏe, tham vấn các chuyêngia dinh dưỡng, họ đều cho rằng, cần sử dụnghài hòa cả dầu thực vật và mỡ động vật, nếukhông sẽ gây nguy hại đến sức khỏe.Trao đổi với PV báo ĐS&PL, BS.Lê ThịHải, Giám đốc trung tâm Tư vấn dinh dưỡng(viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho hay, mỡđộng vật tốt cho sức khỏe đã được các tài liệukhoa học chứng minh cụ thể. Việc cùng sửdụng dầu thực vật và mỡ động vật trong khẩuphần ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe. Dầu ăn vàmỡ động vật đều có ưu, nhược điểm khácnhau. Tùy thuộc từng lứa tuổi, từng giai đoạnmà có cách kết hợp cho hợp lý.Theo BS. Hải, nếu người tiêu dùng chỉdùng dầu ăn thực vật mà không dùng mỡđộng vật là một quyết định sai lầm. “Thóiquen này không tốt. Người lớn ngoài 50 tuổitrở lên bị rối loạn chuyển hóa chất béo nhưtăng cholesterol thì mới phải kiêng ăn mỡ.Còn trẻ em càng cần phải ăn mỡ. Trẻ dưới 1tuổi phải ăn 70\% mỡ trong khẩu phần ăn.Đối với người trưởng thành, khi nào bị cholesterolmáu thì mới phải kiêng ăn mỡ chứbình thường vẫn có thể dùng.Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ngườidân thành thị nhiều năm ròng đều nói khôngvới mỡ động vật là do họ hiểu sai lệch và vậndụng vào chế độ ăn không đúng cách. Dầu chỉnên dùng để trộn salad hoặc nấu những mónăn không cần nhiệt độ cao. Còn nếu chiên, ránở nhiệt độ cao thì dầu ăn lại có nhiều tác hại.Bởi dầu ở nhiệt độ cao chuyển hóa thành chấttransfat, oxy hóa rất độc hại gây nhiều bệnh,ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Trong khiđó, mỡ động vật xào rán ở nhiệt độ cao ít bịbiến đổi chất độc hại như dầu ăn.Trao đổi với PV báo ĐS&PL, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh- viện Công nghệ Sinhhọc và Công nghệ thực phẩm cho biết, dầuăn khi chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ gây ra biếnđổi chất. Vì thế, người dân khi chiên rán nêndùng mỡ động vật. Bởi mỡ động vật là chấtbéo chứa hợp chất axit béo không no, ít biếnđổi thì sẽ ít tạo thành các chất gây ung thưhơn so với dầu ăn.Theo PGS.Thịnh, không riêng gì mỡ độngvật mà đối với dầu thực vật, nếu ăn nhiềucũng gây nguy cơ béo phì. Nếu không ăn mỡđộng vật có thể gây thiếu cholesterol, trongnhiều trường hợp có thể làm thành mạch máubị mủn, vỡ, gây tai biến, đột quỵ. Chính vìthế, tùy vào món ăn mà có cách sử dụng mỡđộng vật hoặc dầu ăn cho hài hòa.N.G – T.D
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/noi-khong-voi-dau-an-dan-thanh-thi-lung-suc-mo-lon-sach-vi-so-benh-a129047.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.