+Aa-
    Zalo

    Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị phạt?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông hiện diễn ra khá phổ biến. Các vụ TNGT do sử dụng rượu, bia chiếm tỉ lệ khá cao. Vậy mức xử phạt thế nào?
    (ĐSPL) - Tình trạng sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông diễn ra khá phổ biến. Các vụ TNGT nguyên nhân do sử dụng rượu, bia chiếm tỉ lệ khá cao. Vậy mức xử phạt thế nào?
    Nghị định 171/2013/CP của Chính phủ đã quy định cụ thể những hình thức xử phạt với hành vi này.
    Đối với trường hợp điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
    - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc phạt tiền người bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.

    Đo nồng độ cồn người tham gia giao thông - Ảnh minh họa.

    Đối với ôtô
    - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
    - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày.
    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7, Điểm a Khoản 8 Điều 5 của nghị định nói trên, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1 tháng, bị tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt.
    Tại sao lượng cồn không được vượt quá 50mg/100ml?
    Thực tế, việc căn cứ vào nồng độ cồn trong máu để ra mức quy định vi phạm an toàn giao thông không là vấn đề mới trên thế giới. Nhiều quốc gia đã áp dụng vấn đề này với các mốc tính và cách tính khác nhau.
    Cồn (hay còn gọi là rượu) là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh. Nó làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Trong các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông, cồn dễ khiến người điều khiển phương tiện gây ra tai nạn.
    Sở dĩ Ủy ban ATGTQG yêu cầu xử phạt khi người điều khiển xe có nồng độ cồn trong máu bắt đầu từ 50mg/100ml do đây là mức nồng độ cồn trong máu bắt đầu gây nhiễm độc hệ thần kinh, tức là gây ra tình trạng chếnh choáng, loạng choạng, say…
    Bằng các thực nghiệm khoa học, người ta nhận thấy, chỉ cần nồng độ cồn trong máu đạt 50mg/100ml, người điều khiển phương tiện giao thông đã không còn khả năng điều khiển chính xác một số động tác khi tham giao thông.
    Khi nồng độ cồn bắt đầu vượt ngưỡng từ 50mg/100ml trở lên, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông bắt đầu xuất hiện do hệ thần kinh bị suy giảm khả năng điều phối chính xác.
    Nồng độ cồn trong máu dao động từ 50-79mg/100ml máu, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông thậm chí còn cao hơn người không uống rượu bia tới 7-21 lần. Và nếu từ 80mg/100ml máu trở lên thì nồng độ cồn này đủ khả năng gây cho người điều khiển phương tiện giao thông mất tầm kiểm soát và có thể gây ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
    4 trường hợp phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
    Thông tư liên tịch(26/2014/TTLT-BYT-BCA) quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng (viết tắt là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).
    4 trường hợp phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu là: người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông; người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông; người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu sử dụng chất có cồn; người điều khiển phương tiện giao thông bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
    Người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành.
    Độc giả có thể gửi các câu hỏi đến email:[email protected] hoặc gọi trực tiếp đến số 19006188 để được các luật sư tại công ty luật Vinabiz tư vấn cụ thể nhất.
    Gia Huy
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nong-do-con-bao-nhieu-thi-bi-phat-a89944.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan