+Aa-
    Zalo

    Nông sản mất giá: “tư lệnh” ngành nông nghiệp có phải chịu trách nhiệm?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Trong phiên chất vấn Quốc hội diễn ra sáng 11/6, vị "tư lệnh" ngành nông nghiệp nhận được nhiều câu hỏi khó về việc nông sản "được mùa" mất giá.

    (ĐSPL) - Là vị "tư lệnh" ngành đầu tiên bước lên "ghế nóng" trong phiên Quốc hội chất vấn các Bộ trưởng diễn ra sáng 11/6, Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát không ít lần... lúng túng trước nhiều câu hỏi khó, từ việc liên kết “bốn nhà” đến chuyện nông sản “được mùa” mất giá hay hạn hán kéo dài… 

    Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời chất vấn


    Trước câu hỏi của đại biểu (ĐB) Nguyễn Minh Hoàng (Cà Mau) về tình trạng nông sản “được mùa” mất giá ngày một lan rộng, Bộ trưởng Phát chỉ ra nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân chính yếu là do cung vượt cầu và vướng mắc về thị trường tiêu thụ (năng lực thông quan yếu dẫn đến ùn tắc dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh tháng 4-5/2015; Indonesia dừng nhập khẩu hành tím của Việt Nam...).

    Theo ông Phát, nền nông nghiệp nước nhà đang vận hành theo cơ chế thị trường. Vệc định hướng, tổ chức sản xuất nông nghiệp vì thế cũng cần nhạy bén, ứng biến linh hoạt theo diễn biến của thị trường trong nước và thế giới. “Thị trường thế giới luôn thay đổi. Chúng ta không thể kỳ vọng luôn có một thị trường ổn định về giá, với mức giá thu mua cao mãi được. Chính vì vậy, cần tìm cách thích ứng với thị trường”, ông Phát nhấn mạnh.

    Cũng theo “tư lệnh” ngành nông nghiệp, trong 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu năm nay có 5 mặt hàng mất giá, 5 mặt hàng được giá, điều quan trọng là cần bình tĩnh ứng phó với mọi tình huống. “Riêng việc Indonesia ngừng nhập khẩu hành tímSóc Trăng, gây thiệt hại không nhỏ cho Việt Nam, chúng tôi đã sang nước bạn tìm hiểu. Tuy nhiên, quyết định này liên quan đến chính sách của Indonesia nên chúng ta cần có thời gian mới cải thiện được tình hình.”, Bộ trưởng Cao Đức Phát chia sẻ.

    Trong phiên chất vấn, các ĐBQH cũng nhiều lần đề cập đến trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT trong những vụ việc “nóng” kể trên, đặc biệt là chuyện nông sản mất giá. Tuy nhiên,  ông Cao Đức Phát không giải đáp câu hỏi tế nhị này.  

    Trước thắc mắc của các đại biểu về vấn đề hỗ trợ phát triển thủy sản, đánh bắt xa bờ, Bộ trưởng Phát cho biết, lực lượng ngư dân làm nghề đóng tàu và đánh bắt xa bờ ngày càng tăng mạnh. Đến hết tháng 5/2014, đã có 30 nghìn chiếc tàu, mã lực tàu cũng ngày càng tăng lên.

    Tuy nhiên, do lượng cá sinh sống trong tự nhiên, thậm chí ngay ở khu vực xa bờ cũng đang ngày một sút giảm nên rất cần có một chiến lược phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

    Anh Đức – Văn Chương

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nong-san-mat-gia-tu-lenh-nganh-nong-nghiep-co-phai-chiu-trach-nhiem-a97991.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.