+Aa-
    Zalo

    Nông sản, thực phẩm xuất khẩu của VN lại bị cảnh báo

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Trong khi nông sản, thực phẩm xuất khẩu của nước ta đang gặp nhiều khó khăn về thị trường thì những vi phạm về vệ sinh ATTP lại càng khiến mỗi lo về đầu ra...

    (ĐSPL) - Trong khi nông sản, thực phẩm xuất khẩu của nước ta đang gặp nhiều khó khăn về thị trường thì những vi phạm về vệ sinh ATTP lại càng khiến mỗi lo về đầu ra cho các mặt hàng này gia tăng.

    Bộ Công thương vừa phát đi cảnh báo từ Saudi Arabia về nhiều loại nông sản, thực phẩm Việt Nam không đạt chất lượng, quy định vào thị trường này.

    Theo đó, vi phạm được phía Saudi Arabia liệt kê gồm: hạt tiêu đen có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép; mì ống, mì sợi trứng không có chứng nhận đã xử lý nhiệt đối với các sản phẩm có bột trứng; mì ăn liền vị bò, gà... không ghi rõ tên, thành phần bằng tiếng Ả Rập và có chứa chất béo không rõ nguồn gốc. 

    Đặc biệt, phía Saudi Arabia khẳng định một số sản phẩm hạt điều của VN vẫn chứa vi khuẩn còn sống. Với gạo trắng hạt dài, tên của nhà nhập khẩu trên bao bì khác với trong chứng từ nhập khẩu, không ghi rõ tỉ lệ tấm, không đăng ký xuất xứ và trọng lượng bằng tiếng Ả Rập...

    Bộ Công thương cho biết Đại sứ quán Saudi Arabia tại Hà Nội đã chính thức có công hàm thông báo về việc một số công ty có sản phẩm xuất khẩu sang Saudi Arabia vi phạm.

    Hiện nay, Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Saudi Arabia đang tăng cường các biện pháp kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về dán nhãn nên Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp hết sức thận trọng trong việc bảo đảm tiêu chuẩn, quy định dán nhãn... khi xuất khẩu thực phẩm và dược phẩm sang thị trường này.

    Trong khi nông sản, thực phẩm xuất khẩu của nước ta đang gặp nhiều khó khăn về thị trường thì những vi phạm về vệ sinh ATTP lại càng khiến mỗi lo về đầu ra cho các mặt hàng này gia tăng.

    Vẫn lo an toàn thực phẩm cho nông sản xuất khẩu

    Thông tin trên báo nông nghiệp VN, trong khi XK nông sản đang gặp nhiều khó khăn về thị trường, thì việc bị từ chối NK do không đảm bảo an toàn thực phẩm lại càng gây thêm mối lo về đầu ra.

    Mấy năm qua, các cơ quan chức năng của EU đã phát hiện thấy trong hạt tiêu Việt Nam có dư lượng Carbendazim. Carbendazim là một chuyển hóa chất của Benomyl, được dùng để trị các bệnh như nấm, gỉ sắt… trên cây trồng. Do phát hiện thấy Carbendazim xuất hiện khá phổ biến trong hạt tiêu Việt Nam nên từ đầu năm 2015, EU đã đưa chất này vào danh mục cấm.

    Theo đó, từ năm 2015, những lô hàng hạt tiêu có dư lượng Carbendazim sẽ bị cấm NK vào EU. Các thị trường khó tính khác như Nhật Bản, Mỹ, cũng đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng hồ tiêu Việt Nam có dư lượng Carbendazim.

    Cuối năm 2010, Hiệp hội Gia vị Nhật Bản đã cảnh báo tới các doanh nghiệp XK tiêu Việt Nam rằng nếu không đảm bảo dư lượng Carbendazim ở dưới ngưỡng mà cơ quan chức năng Nhật Bản cho phép, hạt tiêu Việt Nam sẽ không được NK vào nước này…

    Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới

    .

    Tuy nhiên, trong mấy tháng đầu năm nay, vẫn có nhiều lô hàng tiêu XK của Việt Nam bị trả lại vì cơ quan chức năng của nước NK phát hiện có dư lượng hóa chất. Những lô hàng tiêu có dư lượng và bị trả lại, hầu hết là tiêu xuất thô. Mà hiện nay, tiêu xuất thô lại đang chiếm tới khoảng 85\% tổng lượng tiêu XK của Việt Nam.Trước những cảnh báo nói trên của các thị trường khó tính, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo nông dân cần hạn chế tối đa hoặc không sử dụng các thuốc BVTV có chứa hoạt chất Carbendazim. Nhiều doanh nghiệp còn mở các lớp tập huấn cho nông dân trồng tiêu theo quy trình không lạm dụng thuốc BVTV.

    Theo bà Nguyễn Mai Oanh, Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, nếu không kiểm soát được dư lượng, tiêu Việt Nam chỉ có thể XK cho các khách hàng dễ tính ở Ấn Độ, Singapore.

    Những khách hàng này, họ mua tiêu Việt Nam là để chế biến thành các sản phẩm từ hạt tiêu rồi XK sang các thị trường khác, vì thế họ mới không quan tâm nhiều tới dư lượng do trong quá trình chế biến, dư lượng (nếu có) đã bị loại bỏ khi cái vỏ đen của hạt tiêu được bóc bỏ đi. Do đó, giá hạt tiêu bán thô cho những khách hàng này không thể cao như tiêu đã chế biến sâu.

    Ở ngành thủy sản, an toàn thực phẩm ở những lô hàng XK cũng đang là vấn đề nóng. Đây không chỉ là hạn chế của nghề nuôi thủy sản Việt Nam mà còn của các nước XK thủy sản lớn khác, khi mà dịch bệnh vẫn đang hoành hành trên nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là trên con tôm.

    Theo Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm nay, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã từ chối NK 107 lô hàng tôm do không đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng tới 224\% cùng kỳ năm ngoái.

    Trong đó, 75\% lô hàng tôm bị từ chối NK vào Mỹ là do nhiễm Nitrofuran và dư lượng thuốc thú y. Nước có nhiều lô hàng tôm bị FDA từ chối nhất là Malaysia với 70 lô. Việt Nam cũng có những lô hàng tôm bị FDA từ chối cho NK vào Mỹ.

    Ở thị trường Nhật Bản, trong tháng 4 này, đã có thêm 3 cơ sở chế biến thủy sản Việt Nam bị cơ quan chức năng nước này cảnh báo về dư lượng chất cấm. Như vậy, kể từ đầu năm đến nay, đã có 11 lô hàng thủy sản Việt Nam bị Nhật Bản cảnh báo về dư lượng chất cấm.

    Trong đó, Chloramphenicol và Enrofloxacin là 2 chất phổ biến nhất (5 lô nhiễm Chloramphenicol và 5 lô nhiễm Enrofloxacin). Lô hàng còn lại nhiễm Furazolidone (AOZ).

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Video: Hướng dẫn cách tự bảo dưỡng, làm sạch điều hòa[mecloud]nCHg2BpqLw[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nong-san-thuc-pham-xuat-khau-cua-vn-lai-bi-canh-bao-a94204.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.