+Aa-
    Zalo

    Nữ nhân viên ngân hàng không thể cho con bú vì ngực rò rỉ filler và nhiễm trùng

    • DSPL
    ĐS&PL Đầu tuần này, cô gái Thái 27 tuổi đã gửi đơn kiện viện thẩm mỹ nổi tiếng ở Bangkok vì bị rỉ chất làm đầy và nhiễm trùng, phải ngừng cho con bú.

    Đầu tuần này, cô gái Thái 27 tuổi đã gửi đơn kiện viện thẩm mỹ nổi tiếng ở Bangkok vì bị rỉ chất làm đầy và nhiễm trùng, phải ngừng cho con bú.

    Nữ nhân viên gặp tai họa sau khi đi nâng ngực. Ảnh: The Nation/Asia News Network.

    Nữ nhân viên ngân hàng cho biết cô bị nhiễm trùng nặng sau ca nâng ngực, tổng thiệt hại lên đến 900.000 baht (hơn 37.000 USD).

    Luật sư Saranya Wangsukcharoen đại diện nguyên đơn, cho biết năm 2012 khách hàng của mình chi 120.000 baht để phẫu thuật nâng ngực. Hai năm sau, cô quay lại viện thẩm mỹ do bụng đau đớn và sưng phồng. Kiểm tra cho thấy bụng cô gái chứa đầy mủ và chất làm đầy (filler) rỉ ra từ ngực. Viện thẩm mỹ yêu cầu khách hàng này trả thêm 600.000 baht chi phí điều trị và "đền bù" một ca cấy ghép vú bằng silicone trị giá 100.000 baht.

    Năm 2017, người phụ nữ mang thai. Sau khi sinh mổ, cô lại phát hiện trong bụng có lượng filler lớn và đành chi thêm gần 500.000 baht loại bỏ chất làm đầy.

    Viện thẩm mỹ đề nghị tặng khách hàng này 150.000 baht, với điều kiện cô từ bỏ cáo buộc. Cần tiền điều trị, cô gái đồng ý song một tháng sau phải ngừng cho con bú vì ngực tiếp tục rò rỉ filler và nhiễm trùng.  "Cuộc sống của tôi bị đảo lộn hoàn toàn. Tôi phải nghỉ việc để điều trị", nữ nhân viên bức xúc.

    Đây không phải là tai nạn đầu tiên mà chị em gặp phải khi nâng ngực, trước đó cựu ca sĩ nhạc pop Jeeranan “May” Kitprasarn, bỏ ra 800.000 Bt (563 triệu đồng) để đến Hàn Quốc nâng ngực. Tuy nhiên, sau ca phẫu thuật Jeeranan thất kinh khi cảm thấy ngực nóng rát và thấy có máu chảy ra từ ngực. Tuy nhiên, bác sỹ vẫn khẳng định vấn đề này là bình thường. Vì vậy, Jeeranan đã trở về Bangkok một tuần sau đó.

    Nữ ca sỹ cho biết sau đó ngực cô tiếp tục bị đau và chảy máu. Sau khi đến bệnh viện, cô được chẩn đoán bị nhiễm trùng máu nghiêm trọng. Cô cho biết cô bị nhiễm trùng nặng đến mức chỉ có 10% cơ hội sống sót. Sau khi trải qua ba ca phẫu thuật, trong đó bao gồm việc loại bỏ các túi ngực đã cấy ghép, Jeeranan đã hồi phục và quyết định chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo tất cả mọi người.

    Nâng ngực có thể cho con bú?

    Chia sẻ trên báo Người Lao Động, PGS.TS.BS Trần Thiết Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết: “Nếu sử dụng kỹ thuật tốt thì chức năng tuyến vú không hề bị ảnh hưởng. Chức năng thẩm mỹ được bảo toàn kể cả khi cho con bú”

    Tuy nhiên bác sĩ Sơn cũng nhấn mạnh nếu chất lượng của loại silicon lỏng được bơm vào người không được kiểm chứng an toàn, sau một thời gian ngắn bơm silicon vào ngực và mông, nhiều trường hợp có thể bị những biến chứng, thậm chí tử vong. Còn dùng mỡ nhân tạo thì dễ gây phản ứng sốc hoặc tai biến do mỡ được tiêm trực tiếp vào tuyến vú.

    TS.BS Lê Hành, Chủ tịch hội Phẫu thuật thẩm mỹ TPHCM cho biết thêm kỹ thuật nâng ngực nào cũng có ảnh hưởng đến cơ thể ở nhưng mức độ khác nhau, có kỹ thuật ảnh hưởng không đáng kể. 

    Thu Hằng(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nu-nhan-vien-ngan-hang-khong-the-cho-con-bu-vi-nguc-ro-ri-filler-va-nhiem-trung-a241471.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan