+Aa-
    Zalo

    Nữ sinh 25 tuổi tự tử, thư tuyệt mệnh hé lộ cách giáo dục khắc nghiệt của gia đình, phẫn nộ nhất là câu nói của bác sĩ

    • DSPL
    ĐS&PL Nữ sinh này đã quyết định kết thúc cuộc đời sau khi chịu đựng áp lực nặng nề từ phía gia đình, nhiều người cho rằng câu nói của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân

    Nữ sinh này đã quyết định kết thúc cuộc đời sau khi chịu đựng áp lực nặng nề từ phía gia đình, nhiều người cho rằng câu nói của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt vọng của cô.

    Ngày 16/2, cô nữ sinh Nhật Bản tên Mai Nhất Phàm (25 tuổi), hiện đang học tập tại Trung Quốc đã ra đi mãi mãi. Năm 2020, cô đã từng tìm cách tự tử nhưng bất thành nhờ bạn bè ngăn cản kịp thời. Tuy nhiên, sau tất cả vẫn không có gì ngăn cản được cô từ bỏ ý định kết thúc cuộc đời.

    Nhất Phàm đã để lại một lá thư tuyệt mệnh ghi lại lý do vì sao cô quyết định chọn cái chết, những áp lực đè nén đã "tra tấn" tinh thần cô suốt thời gian qua. Cô đã không còn sức chống cự và muốn thoát khỏi trò chơi cuộc đời mình: "Tôi chán chơi và muốn đăng xuất khỏi tài khoản của mình".

    Mai Nhất Phàm đã chọn cách tự kết liễu cuộc đời mình.

    Điều đáng chú ý, từ lá thư tuyệt mệnh, người đọc hiểu ra được nguyên nhân chính khiến cô nàng tuyệt vọng đến từ chính cách giáo dục khắc nghiệt của gia đình: "Vấn đề gốc rễ của tôi nằm ở gia đình tôi, và cách duy nhất để giải quyết nó là rời khỏi gia đình, tôi khá may mắn đã ra nước ngoài sớm. Nếu năm đó không đi du học thì có lẽ tôi từ biệt thế giới lâu rồi".

    Gia đình Mai Nhất Phàm thuộc thuộc diện giàu có, dù sống trong nhung lụa nhưng cách quản lý quá khắc nghiệt khiến cô cảm thấy ngột ngạt, bí bách trong chính gia đình. Mai Nhất Phàm đã cầu xin được đi du học. Tuy nhiên, ảnh hưởng của gia đình đã ăn sâu vào Mai Nhất Phàm khiến cô nữ sinh dù ở xa nhà vẫn không có cảm giác được giải thoát. Chỉ khi tìm đến cái chết, cô mới có thể thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ.

    Gia đình Mai Nhất Phàm thuộc thế hệ thứ 2 giàu có, dù sống trong nhung lụa nhưng cách quản lý quá khắc nghiệt khiến cô cảm thấy ngột ngạt, bí bách trong chính gia đình. 

    Không phải gia đình không biết Mai Nhất Phàm gặp tổn thương trong tâm lý. Trước khi đi du học Trung Quốc, cô được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm nặng, nhưng bác sĩ không hề chữa trị tận tình mà chỉ kê cho rất nhiều thuốc. Sau đó, cô đến khám tại một bệnh viện tâm thần ở Nhật Bản thì bác sĩ kết luận thuốc vô tác dụng với cô. Thậm chí, bác sĩ này còn cho rằng phương pháp điều trị kiểu nói chuyện cũng có thể không giúp cô khỏi bệnh.

    Đây cũng là một trong những lý do khiến Nhất Phàm mất hoàn toàn hy vọng sống, như một mũi dao khiến cô phải viết trong bức thư cuối cùng : "Đôi khi không phải ai cũng thích hợp để sống".

    Các bậc cha mẹ thường nghĩ kiểm soát con cái 24/24 là một phương pháp hiệu quả, tuy nhiên cách thức giáo dục này có thể đẩy con cái đến tình trạng kiệt sức, trầm cảm, loay hoay không biết đối mặt với khó khăn khi rời xa gia đình. Phụ huynh cần để con cái có không gian tự do vui chơi, phát huy khả năng của mình, giúp con cái trưởng thành, biết cách đứng lên từ những sai lầm.

    Linh Chi(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nu-sinh-25-tuoi-tu-tu-thu-tuyet-menh-he-lo-cach-giao-duc-khac-nghiet-cua-gia-dinh-phan-no-nhat-la-cau-noi-cua-bac-si-a358446.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan