+Aa-
    Zalo

    Ông chủ "kho" súng trái phép giữa TP.HCM phạm tội gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Qua công tác điều tra, xác minh, mới đây lực lượng chức năng tại TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện một số lượng lớn súng, đạn và các phụ kiện liên quan và hiện tại

    (ĐSPL) - Qua công tác điều tra, xác minh, mới đây lực lượng chức năng tại TP. HCM đã phát hiện một số lượng lớn súng, đạn và các phụ kiện liên quan và hiện tại số lượng tang vật trên đang được thu giữ để tiến hành giám định.

    Ảnh minh họa một số loại súng tự chế bắn hơi cồn.

    Cụ thể, chiều 16/1, Công an quận 1 (TP.HCM) kết hợp với phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an TP. bất ngờ ập vào nhà số 269C Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh do ông Nguyễn Văn Tiến (SN 1960) làm chủ.

    Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện số lượng lớn súng, đạn và các phụ kiện liên quan gồm: 234kg đạn súng hơi các loại, 180kg viên chì hình tròn, 15 báng súng, 21 bộ ngắm, 125 lò xo, 15 dụng cụ thông nòng, cùng nhiều bao phụ kiện khác...

    Lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản, thu giữ số tang vật trên và đem đi giám định.

    Được biết, trước đây, vào năm 2003, ông Tiến được cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh ngành nghề: Mua bán, sửa chữa súng hơi, súng săn và hai loại đạn này. Tuy nhiên, năm 2006, Bộ Công an quy định về việc ngừng cấp và thu hồi giấy phép kinh doanh đã cấp trước đó, đồng thời cấm trưng bày, mua bán, sửa chữa, trao đổi dưới mọi hình thức. Thực hiện quy định này, Công an quận 1 đã tiến hành thu hồi giấy phép của ông Tiến.

    Tuy nhiên, sau thời gian ngừng hoạt động, gần đây cơ sở này lén lút kinh doanh trở lại. Hành vi bất chấp lệnh quy định của pháp luật của ông Tiến sẽ bị xử lý theo pháp luật như thế nào?

    Báo Đời sống và Pháp Luật xin giới thiệu bài viết của tác giả Mộc Miên với quan điểm, trong vụ việc này, nếu ông Tiến đã từng bị xử phạt hành chính thì cơ quan chức năng vẫn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông này.

    Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Trên thực tế, trong thời gian qua, có không ít người dân đã tự chế tạo, tàng trữ và sử dụng súng hơi. Cách đây không lâu, trong lúc chơi đùa, em V.Đ.N. (14 tuổi, ngụ thôn 7, học sinh lớp 7) ở xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã dùng súng hơi cồn tự chế gí vào đầu em T.Q.V. (12 tuổi, ngụ thôn 7, học sinh lớp 6, cùng trường với N.). Không may khẩu súng cướp cò, đạn thủy tinh xuyên qua đầu em V. khiến V. tử vong trên đường đi cấp cứu.

    Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã thu giữ 3 khẩu súng hơi cồn tự chế, tiến hành khám nghiệm hiện trường và khám nghiệm tử thi để điều tra, làm rõ vụ việc.

    Vụ việc trên cho thấy tuy mức độ sát thương không bằng vũ khí quân dụng nhưng súng hơi vẫn được xác định là đặc biệt nguy hiểm. Vì thế người nào chế tạo, tàng trữ, sử dụng... súng hơi sẽ bị coi là vi phạm quy định tại khoản 2, Điều 5, Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    Tùy vào mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Cụ thể: Hành vi sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng; Hành vi sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng, nếu tái phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 233 Bộ luật Hình sự.

    Điều 233 quy định: Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức, vật phạm pháp có số lượng lớn, vận chuyển, mua bán qua biên giới, gây hậu quả nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

    Trong trường hợp này, nếu ông Tiến đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này (chế tạo, tàng trữ, mua bán vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ) hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích thì cơ quan chức năng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông này.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ong-chu-kho-sung-trai-phep-giua-tphcm-pham-toi-gi-a80945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan