+Aa-
    Zalo

    OPEC cảnh báo EU không thể thay thế nguồn cung dầu thô tiềm năng của Nga

    • DSPL
    ĐS&PL Sáng ngày 12/4, Tổng Thư ký của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho rằng việc dừng nhập khẩu dầu thô của Nga bởi lệnh cấm của EU sẽ là điều không khả quan.

    Trong bài phát biểu tại cuộc họp cấp cao giữa OPEC và EU, ông Mohammad Barkindo - Tổng Thư ký của OPEC đưa ra nhận định rằng: “Chúng ta có thể sẽ phải chấp nhận thực tế có khoảng 7 triệu thùng dầu và các nhiên liệu khác của Nga bị loại khỏi thị trường xuất khẩu. Xét trong bối cảnh triển vọng nguồn cầu ở thời điểm hiện tại, việc thay thế nguồn cung với khối lượng lớn như vậy là điều không thể”.

    opec
    Ông Mohammad Barkindo, Tổng Thư ký Tổ chức cá Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Ảnh: Reuters

    EU, giống như nhiều nước nhập khẩu từng đưa ra đề nghị trước đây, bày tỏ mong muốn OPEC tăng sản lượng khai thác dầu thô. OPEC và các đối tác của OPEC+ quyết định duy trì mức tăng sản lượng dầu đã thỏa thuận lên chỉ 400.000 thùng / ngày.

    Theo OPEC+, điểm nghẽn trên thị trường dầu mỏ hiện nay không phải là những vấn đề căn bản mà nó mang yếu tố địa chính trị, vì thế vượt khỏi tầm kiểm soát của tổ chức này.

    Cho đến nay EU vẫn chưa quyết định ra lệnh cấm nhập khẩu dầu thô, khí đốt của Nga. Nhưng những xung đột leo thang giữa Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt đã làm tăng tiếng nói ủng hộ trong nhiều nước EU đòi siết trừng phạt dầu thô của Nga.

    Trước đó, tại Hội nghị năng lượng thường niên CERAWEEK lần thứ 40 diễn ra tại Houston (Mỹ) ngày 7/3, Tổng Thư ký của OPEC cũng lần đầu lên tiếng cảnh báo rằng thế giới không thể thay thế lượng dầu xuất khẩu của Nga, đồng thời kêu gọi phi chính trị hóa năng lượng.

    Ông Mohammad Barkindo gọi đó là những biện pháp trừng phạt “khắc nghiệt nhất mà chúng tôi từng thấy đối với một quốc gia.”

    Hiện tại, Nga đang là một trong những nước có nguồn cung cấp dầu lớn nhất thế giới. Chỉ tính riêng tháng 12/2021, Nga xuất khẩu gần 8 triệu thùng dầu và các sản phẩm khác ra toàn cầu, bao gồm 5 triệu thùng dầu thô được sử dụng để sản xuất xăng.

    Trong tuần đầu tiên của tháng 4/2022, xuất khẩu dầu thô của Nga đã phục hồitrở lại, với thặng dư thương mại đạt mức cao nhất kể từ đầu năm nay do giá dầu và khí đốt tiếp tục tăng cao. Nga dự kiến lượng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt sẽ tăng thêm 9,4 tỉ USD trong tháng 4 so với tháng 3.

    Thùy Dương (Theo Reuters)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/opec-canh-bao-eu-khong-the-thay-the-nguon-cung-dau-tho-tiem-nang-cua-nga-a533965.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan