Dòng sự kiện
    +Aa-
    Zalo

    Phạm Công Danh rút 5.490 tỷ đồng như thế nào?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) -Lợi dụng việc nắm giữ vị trí cao nhất tại VNCB Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới tự ý rút 5.490 tỉ đồng của khách hàng mà không có chữ ký của người gửi

    (ĐSPL) -Lợi dụng việc nắm giữ vị trí cao nhất tại VNCB Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới tự ý rút 5.490 tỉ đồng của khách hàng mà không có chữ ký của người gửi.

    Báo Giao Thông đăng tải, hành vi sai phạm đầu tiên của Phạm Công Danh và 6 đồng phạm: Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Phan Minh Tùng, Phạm Việt Thép và Lê Công Thảo, đó là dựng hồ sơ khống trong việc nâng cấp hệ thống Corebanking để rút hơn 63,2 tỷ đồng của VNCB

    Do VNCB bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt vào tình trạng kiểm soát, mọi giao dịch có giá từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát NHNN. Vì vậy, Phan Thành Mai đề xuất muốn rút được nhiều tiền chỉ có thể rút thông qua nâng cấp hệ thống Corebanking.

    Phạm Công Danh tại phiên tòa xét xử (Ảnh: Giao Thông)

    Trong vụ việc này, ngoài sự chỉ đạo của Phạm Công Danh, còn có Phạm Thị Trang thường gọi là Trang "Phố Núi" (là em ruột của Phạm Việt Thép), đứng ra giới thiệu cho Danh sử dụng công ty An Phát để ký hợp đồng khống trong việc cung cấp dịch vụ nâng cấp hệ thống Corebanking.

    Theo báo Tin Nhanh, do cần tiền để chi trả lãi ngoài chăm sóc khách hàng, chi trả nợ cho Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh và các doanh nghiệp trong Tập đoàn, Phạm Công Danh thông qua Phạm Thị Trang đặt vấn đề với ông Trần Qúi Thanh, bà Trần Ngọc Bích, và một số người thân của bà Bích (gọi là nhóm Trần Ngọc Bích), gửi tiền tiết kiệm vào VNCB để Danh làm các thủ tục vay – rút tiền.

    Dòng tiền bắt đầu từ việc nhóm bà Trần Ngọc Bích gửi vào VNCB hàng ngàn tỷ đồng theo hình thức gửi tiết kiệm, nhận lại sổ. 

    Tuy nhiên, Cuối năm 2012, do nhu cầu cần vốn để kinh doanh nên bà B cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền. Phạm Công Danh chỉ đạo Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Hoàng Đình Quyết (nguyên cán bộ của VNCB) lập hồ sơ cho Trần Ngọc Bích, ông Trần Quý Thanh và nhiều người thân quen khác vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm này.

    Sau khi hoàn thành thủ tục vay tiền, VNCB giải ngân và chuyển vào tài khoản của Trần Ngọc Bích mở tại VNCB Chi nhánh Sài Gòn.

    Tuy nhiên, Trang “Phố Núi” lại đề nghị bà Bích cho vay lại số tiền bà Bích đã vay của VNCB. Các lần vay này Trang đều chỉ định bà Bích chuyển tiền vào tài khoản Phạm Công Danh. Từ tháng 12/2012 đến tháng 7/2013, đã có 16 lần với 122 khoản vay bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích, với tổng số tiền VNCB đã giải ngân hơn 17.761 tỉ đồng, trong đó có 16.260 tỉ được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh.

    Sau khi tiền đến tài khoản, Phạm Công Danh sử dụng để trả nợ cho chính các khoản vay trước đó của Trần Ngọc Bích, một phần dành để đảo nợ, chi chăm sóc khách hàng và sử dụng cá nhân.

    Cũng theo thỏa thuận, bà B sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định để việc chuyển tiền hợp pháp, đúng quy định. Khi đến hạn trả nợ, bà B cũng thỏa thuận thống nhất với T chuyển trả tiền vào tài khoản do bà B chỉ định.

    Theo kết quả điều tra, nhóm bà B đã gửi tại VNCB 5.881 tỷ đồng thông qua 124 sổ tiết kiệm. Trong khoảng thời gian từ ngày 28/12/2012 đến 30/7/2013, nhóm T.N.B đã thực hiện 16 lần vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm này, tổng số tiền giải ngân là 17.761,5 tỷ đồng.Trong đó, 16.260,5 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh. Các khoản vay này tính đến thời điểm khởi tố vụ án đã được hai bên thanh toán hết.

    Trong tổng số hơn 9.000 tỉ đồng thiệt hại đã gây ra cho Ngân hàng VNCB có khoản tiền là 5.490 tỉ đồng của khách hàng gửi vào ngân hàng nhưng Phạm Công Danh và các đồng phạm lại tự rút ra mà không có chữ ký của người gửi.

    Cáo trạng cũng cho thấy tại cơ quan điều tra, ông Danh khai rằng để huy động được tiền gửi của nhóm Trần Ngọc Bích, ông Danh đã phải chi lãi suất vượt trần ngoài hợp đồng từ 2- 4\% theo từng thời điểm. 

    Sau khi hoàn tất xong các thủ tục vay trả, trả vay hàng chục ngàn tỉ đồng giữa ông Phạm Công Danh và bà Trần Ngọc Bích 

    Tuy nhiên, ngày 21/8 và ngày 26/8/2013 có 5.190 tỉ đồng rút ra từ VNCB (trong TK của Trần Ngọc Bích), nhưng chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản, và số tiền này được chuyển đến các tài khoản của Phạm Công Danh.

    Các khoản tiền này, Phạm Công Danh chỉ đạo Hoàng Đình Quyết, Mai Hữu Khương tự ý chuyển sang tài khoản của Phạm Công Danh để Danh tất toán các khoản mà Danh đã vay trước đó của nhóm này và rút từ VNCB ra 300 tỉ đồng đứng tên trong sổ tiết kiệm ba cá nhân của nhóm Trần Ngọc Bích vay (Ngô Bích Thùy Trang, Nguyễn Thị Mỹ Dung và Trần Hoài Phục) nhưng không có hồ sơ, chứng từ vay.

    Khoản tiền này đã bị Phạm Công Danh chỉ đạo rút ra chi tiêu nhưng không giải trình được sử dụng vào việc gì.

    Về phía  bà Trần Ngọc Bích lại khai không hề có quan hệ gì với Phạm Công Danh. Bà Bích nói chỉ quen với Phạm Thị Trang vào đầu năm 2012 khi Trang gọi điện thoại mời Bích gửi tiền vào Ngân hàng VNCB.

    Sau đó, Bích gặp Hoàng Đình Quyết - giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn - và mọi giao dịch vay, gửi tiền đều thông qua Quyết.

    Đến cuối năm 2012 do cần vốn Kinh doanh nên Bích đề nghị được vay vốn thông qua việc thế chấp các sổ tiết kiệm. Trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh, Trang đề nghị với Bích được vay lại số tiền mà Bích đã vay của VNCB và được Bích đồng ý.

    Toàn bộ số tiền vay này được chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh, còn khi trả lại tiền cho Bích thì tiền được chuyển vào tài khoản của ông Trần Quý Thanh (cha ruột của Bích). Tất cả các cam kết giữa Bích và Trang đều không có giấy tờ tài liệu ghi nhận.

    Riêng khoản tiền 5.490 tỉ đồng được nêu trên thì Bích nói rằng sau khi tiền được chuyển vào tài khoản của Bích thì nó đã được tự ý chuyển đi mà không nhận được sự đồng ý của Bích. Bích không thừa nhận cho Phạm Công Danh vay tiền, những số tiền trước đó cho vay đã thanh toán xong.

    Cáo trạng cho biết hiện nay, nhóm bà B đang yêu cầu VNCB trả lại 124 sổ tiết kiệm với số tiền 5.881 tỷ đồng đã gửi tại VNCB vì lý do đã bị Phạm Công Danh tự ý chỉ đạo cấp dưới chuyển đi để tất toán cho những khoản vay trước đó.

    Cáo trạng cho biết quá trình điều tra, VKSND Tối cao đã có các yêu cầu điều tra làm rõ trách nhiệm của T.N.B và những người liên quan trong nhóm này nhưng kết quả điều tra chưa đáp ứng.

    Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra chỉ thu thập được từ Tập đoàn Thiên Thanh một số chứng từ để trả tiền cho nhóm Trần Ngọc Bích khoảng 730,5 tỉ đồng. Các chứng từ này không thể hiện rõ ràng việc chi lãi suất mà chỉ là chứng từ viết tay hoặc chuyển tiền thông thường.

    NINH LAN (Tổng hợp)
    Nguồn nguoiduatin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pham-cong-danh-rut-5490-ty-dong-nhu-the-nao-a140471.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Hoa hậu quý bà lừa đảo hầu tòa

    Hoa hậu quý bà lừa đảo hầu tòa

    (ĐSPL) - Sau 3 năm bị bắt giam, bà Trương Thị Tuyết Nga (người từng đạt danh hiệu Hoa hậu Quý bà thành đạt năm 2009) khá bình thản khi được đưa đến phiên tòa xét xử.