Phạm Văn Lượng - Câu chuyện thành công của đam mê và ý chí


Thứ 5, 29/09/2022 | 14:00


Xuất phát điểm như nhiều bạn trẻ khác, thậm chí là có nhiều giai đoạn khó khăn và lạc lối. Nhưng với một đam mê đơn thuần cùng một khát khao nồng nhiệt dành cho nghề đồ cổ - Phạm Văn Lượng của phiên bản hiện tại là hình mẫu cho một câu chuyện giàu cảm hứng về nghề sưu tầm đồ cổ.

Bén duyên với đam mê sưu tầm đồ cổ

Phạm Văn Lượng thuộc thế hệ 9X, là người con của vùng đất Nam Định. Anh sớm bước ra đường đời với nhiều công việc khác nhau như buôn bán shop quần áo hay bán quán nước. Giai đoạn này, Lượng vẫn chưa có cho mình một tầm nhìn đủ xa và cụ thể về sự nghiệp.

Xã hội - Phạm Văn Lượng - Câu chuyện thành công của đam mê và ý chí
Phạm Văn Lượng có một hành trình khó khăn

Năm 19 tuổi, bước ngoặt đầu tiên đã đến với cuộc đời của anh khi về thăm quê của ông bà, tham quan một vòng và nhận thấy có rất nhiều người buôn đồ cổ và đồ gỗ. Không ngạc nhiên khi làng Hải Minh, Hải Hậu thuộc Nam Định vốn nổi tiếng với nghề làm đồ gỗ và sưu tầm đồ cổ có truyền thống hết sức lâu đời. Tình yêu với nghề bắt đầu sinh sôi và sớm nảy mầm trong lòng của anh. Lượng chia sẻ: "Nhớ thời đấy có những bức tượng hay đèn tượng Châu Âu khủng, đồng hồ treo tường Odo 36/10, những tác phẩm gốm sứ Satsuma cổ giá trị có những món lên tới nhiều tỷ đồng… lúc đấy nhìn vào thì đó như là cả một gia tài khổng lồ đối với mình. Lúc đấy mới chỉ đơn giản là sở thích hay ước mơ thôi, chứ sưu tầm đồ cổ như ý mình thích thì nhiều tiền lắm!".

Trở về Bình Dương, Lượng bắt đầu những bước đầu tiên với con đường kinh doanh, nhưng vẫn giữ lại sở thích và ý thức về những món đồ mang hơi hướng văn hóa cổ xưa. Không có nhiều vốn trong tay, nhưng anh đủ nhanh nhạy để nhận ra rằng ở thị trường miền Nam có rất ít những tiệm đồ gốm sứ mang thương hiệu của Bát Tràng. Và câu chuyện bắt đầu từ đó.

Xã hội - Phạm Văn Lượng - Câu chuyện thành công của đam mê và ý chí (Hình 2).
Một phần của bộ sưu tập đồng hồ Odo cổ của Phạm Văn Lượng

Khởi nguồn với những bộ ấm chén, dao động từ vài ba trăm nghìn đến một triệu đồng, Lượng có một hướng đi rất sáng suốt khi kết hợp việc kinh doanh của mình với mảng livestream và tỏ ra rất thành công và hiệu quả. Những đồ gốm sứ Bát Tràng với giá trị ngày càng cao hơn được bán ra, Lượng sưu tầm thêm những bộ bàn ghế với nét văn hóa cổ từ làng nghề quê gốc của mình.

Không quên ước mơ và đam mê của mình khi anh vừa kinh doanh vừa học hỏi, tìm tòi và giao lưu với rất nhiều những tiền bối cùng ngành đi trước - những người đã sưu tầm rất nhiều những đồng hồ cổ ODO treo tường, những pho tượng Châu Âu, máy hát cổ, đèn dầu cổ, hay những dòng gốm sứ Satsuma quốc bảo của Nhật Bản... Những bước chân đầu tiên của anh trong ngành đồ cổ này đã ngày càng vững hơn và nhanh hơn.

Phiên bản Phạm Văn Lượng hoàn hảo nhất

Thời điểm hiện tại, Phạm Văn Lượng đã trở thành tay buôn có tiếng trong ngành này, khi sở hữu trong tay những món đồ cổ có giá trị cao đến rất cao.

Chúng ta đang nói đến đèn dầu cổ, những chiếc đồng hồ ODO được đưa từ Pháp về, những máy hát đĩa than với niên đại lâu đời từ Thụy Điển hay những bức tượng nghệ thuật của Châu Âu… Đặc biệt là những chiếc đồng hồ ODO được xem như "nhà vua của đồng hồ treo tường cổ". Lượng nói về chiếc đồng hồ ODO 36/10 bằng nụ cười rất tự hào: "ODO 36/10 tức là được ra đời vào năm 1936 có 10 gông và 10 búa. Chiếc đồng hồ Pháp này không chỉ bền bỉ với thời gian, có giá trị sưu tầm cao mà còn là một cái hộp lưu giữ tinh thần và tâm hồn cho những ai đã nghe, đã hiểu về câu chuyện và giá trị thực sự của nó.".

Xã hội - Phạm Văn Lượng - Câu chuyện thành công của đam mê và ý chí (Hình 3).
Lượng và những tác phẩm đa dạng

Rất nhiều tác phẩm mà anh đã bán và giao lưu với những tay chơi đồ cổ sành sỏi nhất trong và ngoài nước, cũng như là những doanh nhân có cùng niềm đam mê yêu thích và sưu tầm như anh. Nhưng có hai cột mốc đáng nhớ nhất đối với riêng cá nhân của Phạm Văn Lượng.

Cột mốc thứ nhất phải nói đến chính là buổi bàn giao tác phẩm của Lượng tới Tập đoàn Hải Đăng group. Để tiếp cận với những khách hàng trong phân khúc cao cấp nhất trong mọi lĩnh vực chưa bao giờ là dễ dàng. Dấu mốc này nếu nhìn lại từ quá khứ thì có thể nói, Lượng đã chinh phục được ước mơ của đời mình sau rất nhiều những thử thách và khó khăn.

Xã hội - Phạm Văn Lượng - Câu chuyện thành công của đam mê và ý chí (Hình 4).
Lượng bên Chủ tịch của Tập đoàn Hải Đăng group Mai Xuân Thắng

Buổi lễ cung tiến một cặp đèn của anh vào ngày 17 tháng 12 năm 2021 cho nhà thờ lớn Hà Nội chính là dấu mốc còn lại mà chúng ta đang nói đến. Đây không còn là chuyện về lợi nhuận, mà là một niềm vinh dự hết sức lớn lao. "Tôi rất biết ơn cô Nga đã cho tôi niềm vinh hạnh này. Lúc nghe tin cô muốn cung tiến cặp đèn đá Italy cho nhà thờ lớn thì tôi đã không còn nghĩ gì đến chuyện tiền bạc nữa rồi. Vì để có thể cung tiến phải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt của Cha Xứ và những người có trình độ thẩm định rất cao. Đây sẽ là một cột mốc mà cuộc đời tôi không bao giờ quên được!".

Xã hội - Phạm Văn Lượng - Câu chuyện thành công của đam mê và ý chí (Hình 5).
Nhà thờ lớn Hà Nội (bên phải) nơi Lượng cung tiến cặp đèn đá Italia

Những năm tháng của tuổi trẻ với nhiệt huyết và đam mê, câu chuyện của Phạm Văn Lượng sẽ còn được nhắc đến rất nhiều, về bản lĩnh và tinh thần kiên định hay chỉ đơn giản là một tình yêu thuần khiết chính là chìa khóa cho thành công cho hiện tại.







Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pham-van-luong-cau-chuyen-thanh-cong-cua-dam-me-va-y-chi-a552650.html