+Aa-
    Zalo

    Phân biệt bệnh thuỷ đậu và bệnh đậu mùa khỉ? Những ai dễ mắc đậu mùa khỉ?

    • DSPL
    ĐS&PL Mặc dù không phải là một nhưng bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa khỉ có một số triệu chứng rất giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn.

    Phân biệt bệnh thuỷ đậu và bệnh đậu mùa khỉ, các biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ

    Đinh Vũ Linh Chi

    Mặc dù không phải là một nhưng bệnh thủy đậu và bệnh đậu mùa khỉ có một số triệu chứng rất giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn.

    Phân biệt bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ

    Khác nhau về loại virus

    - Thủy đậu do Varicella Zoster virus (VZV), không cùng họ với virus gây bệnh đậu mùa ở khỉ. Nó là một thành viên của gia đình Herpesviruses. Người ta đã xác nhận rằng phát ban do hai loại virus này biểu hiện khác nhau trên da.

    - Virus đậu mùa khỉ thuộc chi Orthopoxvirus trong họ Poxviridae, không liên quan đến VZV. Bệnh đậu mùa khỉ là anh em họ của bệnh đậu mùa.

    Khác nhau về tổn thương da

    - Thủy đậu chỉ ảnh hưởng đến một phần của cơ thể nhưng bệnh đậu mùa khỉ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ.

    - Bệnh đậu mùa khỉ có các tổn thương đồng bộ, tất cả các tổn thương thường trông giống nhau ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Các tổn thương da do virus đậu mùa khỉ thường có các hạch bạch huyết sưng lên có màu trắng trong khi bị thủy đậu, không sưng và thường có màu đỏ.

    Sự lây truyền

    - Virus gây đậu mùa khỉ có thể lây lan từ động vật sang người qua vết cắn hoặc vết xước của động vật bị nhiễm bệnh, khi tiếp xúc với động vật hoang dã, hoặc qua việc sử dụng các sản phẩm làm từ động vật bị nhiễm bệnh. Sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi (có thể dẫn đến bệnh đậu mùa khỉ bẩm sinh) hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh. Có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc vết loét trên người bị nhiễm bệnh hoặc với các vật liệu đã chạm vào dịch cơ thể hoặc vết loét, chẳng hạn như quần áo hoặc khăn trải giường.

    - Bệnh thủy đậu dễ lây lan từ những người bị bệnh thủy đậu sang những người khác chưa từng mắc bệnh hoặc chưa từng được tiêm phòng. Nếu một người mắc bệnh này thì có tới 90% những người gần gũi với người đó không được miễn dịch cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Virus lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh thủy đậu. Một người đã từng bị thủy đậu hoặc được chủng ngừa hiếm khi bị nhiễm lại. Đối với những người bị nhiễm lại, các triệu chứng cũng ít nghiêm trọng hơn.

    Các triệu chứng khác

    - Sốt: Phát ban trong đậu mùa khỉ xuất hiện từ 1 đến 5 ngày trong khi ở bệnh thủy đậu xuất hiện từ 1 đến 2 ngày sau khi sốt.

    - Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh đậu mùa khỉ từ 5 đến 21 ngày trong khi bệnh thủy đậu kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

    Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đậu mùa khỉ nặng

    Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền từ động vật qua dịch cơ thể, bao gồm các giọt bắn lớn từ đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết từ vết thương,... Bệnh đậu mùa khỉ có lây truyền từ người bệnh sang người lành được cho là xảy ra chủ yếu qua các giọt bắn lớn của đường hô hấp khi tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài. Ở những người sống chung với người mắc bệnh đậu mùa khỉ thì tỉ lệ lây bệnh khoảng 50%. Phần lớn số ca mắc bệnh là trẻ em.

    Bởi vậy, có thể nói, bất cứ ai có tiếp xúc gần gũi với người có triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ, hoặc với động vật nhiễm bệnh đều có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Người đã tiêm vaccin ngừa đậu mùa có nhiều khả năng được bảo vệ ở mức độ nhất định trong phòng ngừa nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Vấn đề đặt ra là ai có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng khi nhiễm virus này, trường họp nào cần được điều trị.

    Trên thực tế đa số trường hợp nhiễm virus đậu mùa khỉ là đợt bệnh nhẹ, tự giới hạn mà không cần điều trị cụ thể. Tuy nhiên, tiên lượng ca bệnh đậu mùa khỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng tiêm chủng trước đó, tình trạng sức khỏe ban đầu, các bệnh mắc đồng thời và bệnh đi kèm. Những người cần được xem xét điều trị bao gồm:

    - Những người mắc bệnh nặng (ví dụ: bệnh xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm não hoặc các bệnh lý khác cần nhập viện).

    - Những người bị suy giảm miễn dịch ví dụ như: người nhiễm HIV, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh ác tính tổng quát, cấy ghép cơ quan , điều trị hóa trị, chất chống chuyển hóa, bức xạ, chất ức chế yếu tố hoại tử khối u,… có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng khi nhiễm virus đậu mùa khỉ.

    - Ngoài ra, người sử dụng corticosteroid liều cao, là người nhận ghép tế bào gốc tạo máu <24 tháng sau ghép hoặc ≥24 tháng nhưng bị bệnh ghép với vật chủ hoặc bệnh tái phát, hoặc mắc bệnh tự miễn với suy giảm miễn dịch như một thành phần lâm sàng)… cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nặng cần được xem xét điều trị.

    - Tương tự, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh nặng là : Trẻ em, đặc biệt là bệnh nhân dưới 8 tuổi; Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Những người có một hoặc nhiều biến chứng (ví dụ: nhiễm trùng da thứ phát do vi khuẩn; viêm dạ dày ruột với buồn nôn hoặc nôn dữ dội, tiêu chảy hoặc mất nước; viêm phế quản phổi; bệnh đồng nhiễm hoặc các bệnh đi kèm khác).

    - Những người bị nhiễm virus đậu mùa khỉ bao gồm việc vô tình "cấy" virus vào niêm mạc mắt, miệng hoặc các khu vực giải phẫu khác, nơi nhiễm virus đậu mùa khỉ có thể tạo thành một mối nguy hiểm đặc biệt (ví dụ: bộ phận sinh dục hoặc hậu môn)…, có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng khi nhiễm virus đậu mùa khỉ cần được xem xét điều trị.

    Tóm lại, hiện nay WHO và các nước đang làm việc để hiểu rõ hơn về mức độ và nguyên nhân bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Loại virus này là đặc hữu trong một số quần thể động vật ở một số quốc gia, dẫn đến việc bùng phát dịch bệnh không thường xuyên giữa người dân địa phương và khách du lịch.

    Bệnh đậu mùa trên khỉ lây lan nên WHO khuyến khích mọi người cập nhật thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như cơ quan y tế quốc gia (bộ Y tế), nguồn thông tin chính thống..., về mức độ bùng phát trong cộng đồng (nếu có), các triệu chứng và cách phòng ngừa.

    Vì bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc gần gũi tuy nhiên không kỳ thị những người bị bệnh. Nó có thể là một rào cản để chấm dứt một đợt bùng phát, nhưng cũng có thể nó ngăn cản mọi người tìm kiếm sự chăm sóc và dẫn đến sự lây lan không bị phát hiện, theo BS CKII Thúy Hoa chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống.

    Các biện pháp phòng bệnh

    Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.

    Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

    Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.

    Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

    Đảm bảo an toàn thực phẩm, thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe, theo VTC News dẫn khuyến cáo của bộ Y tế.

    DOISONGPHAPLUAT.COM |

    <% include googleAnalystic %>
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-biet-benh-thuy-dau-va-benh-dau-mua-khi-cac-bien-phap-phong-benh-dau-mua-khi-a546255.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan