+Aa-
    Zalo

    Phân bón giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp: Nguyên nhân do đâu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Thực trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang là một vấn đề bức xúc trong xã hội.

    (ĐSPL) - Thực trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang là một vấn đề bức xúc trong xã hội. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy, từ thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất đến gây ô nhiễm môi trường, năng suất nông sản bị sụt giảm…

    Cơ quan chức năng cho biết, tình trạng làm giả, làm nhái phân bón đang là vấn đề bức xúc trong xã hội, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

    Phân bón giả đang là vấn đề rất nhức nhối.

    Chúng tôi đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Như Cường – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) về thực trạng này.

    Ông có đánh giá thế nào về tình trạng làm giả phân bón, phân bón kém chất lượng ở thị trường Việt Nam hiện nay?

    Thực trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang là một vấn đề bức xúc trong xã hội. Điều này gây ra rất nhiều hệ lụy, từ thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, năng suất nông sản bị sụt giảm… đó là vấn đề rất nghiêm trọng.

    Vấn đề này được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trăn trở và suy nghĩ nhiều. Sắp tới, Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, hội Nông dân, ban chỉ đạo 389 Quốc gia… sẽ mở hội nghị lập lại thị trường phân bón Việt Nam.

    Phân bón giả, phân bón kém chất lượng gây ra những hệ lụy gì cho người nông dân?

    Phân bón giả, phân bón kém chất lượng nếu đến tay người dân thì điều đầu tiên sẽ gây ra thiệt hại về kinh tế. Người dân mua phân bón là mong mua sản phẩm tốt, chính hãng, đạt thông số về chất lượng như công bố… Tuy nhiên phân bón giả và kém chất lượng thì không thể tốt như phân bón thật.

    Điều thứ hai, phân bón giả, kém chất lượng sẽ khiến bà con nông dân không đạt được năng suất nông sản như mong muốn, nhiều khi còn gây hại cho cây trồng. Nhiều trường hợp người dân sử dụng phân bón giả khiến cây chết, không sinh trưởng được.

    Điều thứ ba, thành phần của phân bón giả, kém chất lượng có thể chứa những chất độc hại, khi vun với đất trồng lâu ngày có thể làm hỏng kết cấu đất, khiến đất trồng kém chất lượng và ô nhiễm môi trường. Sản phẩm thu hoạch không đảm bảo chất lượng hoặc năng suất thấp.

    Điều cuối cùng, phân bón giả, kém chất lượng gây ra hệ lụy lớn đối với vị trường, gây lũng loạn về việc kinh doanh mặt hàng này, tạo ra vấn đề cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty làm ăn chân chính với những công ty làm phân bón giả, kém chất lượng.

    Theo ông đâu là nguyên nhân của thực trạng phân bón giả, kém chất lượng hiện nay?

    Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng, phân bón mang đến một thị trường lớn và lâu bền. Đất nước ta đa số người dân hoạt động nông nghiệp, vì vậy thị trường phân bón vô cùng tiềm năng. Việc làm phân bón giả, kém chất lượng mang đến lợi ích lớn về kinh tế nên nhiều kẻ xấu bất chấp đạo đức để thực hiện.

    Vấn đề mấu chốt tôi cho rằng đây là do ý thức của các doanh nghiệp. Lấy ví dụ về vấn đề giao thông ở nước ta. Tại các thành phố lớn, dù chỉ là những việc nhỏ như đội mũ, đi đúng làn đường, không vượt đèn đỏ… nhưng nhiều khi cũng không được người dân chấp hành. Thậm chí vi phạm còn diễn ra phổ biến, lực lượng cảnh sát giao thông hoạt động và xử phạt trực tiếp mà vẫn chưa làm thực trạng này giảm thiểu.

    Đó chỉ là một ví dụ đơn giản về việc vấn đề giao thông, khi vi phạm dễ bị phát hiện và cơ quan chức năng có mặt sẵn trên đường xử lý, vậy mà ý thức người dân vẫn chưa được cải thiện. Về chuyện phân bón giả, việc này sẽ đem lại lợi ích kinh tế lớn, hơn nữa chúng hoạt động lén lút, với nhiều thủ đoạn tinh vi (giả mẫu mã, bao bì sản phẩm, giả tem nhập khẩu…) thì việc này là vô cùng phức tạp.

    Cơ quan chức năng đã ra nhiều nghị định qua đó nghiêm cấm các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất và kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế mà họ bất chấp, sẵn sàng bán rẻ lương tâm để làm điều sai trái.

    Một trong số những nguyên do khiến thị trường phân bón “bát nháo” là bởi quản lý thiếu đồng bộ, thống nhất. Cùng một lĩnh vực phân bón nhưng có tới hai Bộ là NN&PNTT và Công Thương cùng quản lý. Mặc dù đã phân chia ra Bộ NN&PTNT quản lý phân bón hữu cơ, Bộ Công Thương quản lý phân bón vô cơ nhưng nhiều trường hợp xử lý vẫn khá chồng chéo.

    Giải pháp của thực trạng này là gì, thưa ông?

    Đầu tiên là vấn đề quản lý, theo tôi việc quản lý phân bón chỉ cần giao cho một bộ (hoặc  Bộ NN&PNTT hoặc Bộ Công Thương) để mang lại hiệu quả cao nhất.

    Thứ hai chúng ta phải xét tới chế tài xử phạt với các đơn vị làm ăn bát nháo, sản xuất phân bón giả, kém chất lượng. Cần có những hình thức xử phạt nghiêm minh, thậm chí khiến doanh nghiệp phải “khuynh gia bại sản” vì sản xuất phân bón giả. Có như vậy thì các doanh nghiệp mới làm ăn chân chính.

    Đồng thời, cần xử lý hình sự đối với những vụ việc làm giả, làm nhái phân bón để gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

    Xuân Tùng – Hải Đăng (Thực hiện)

    Nguồn Người đưa tin

    Xem thêm video:

    [mecloud]Gmi1b9Qbit[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-bon-gia-kem-chat-luong-dien-bien-phuc-tap-nguyen-nhan-do-dau-a163405.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.