+Aa-
    Zalo

    Phản ứng của Nga trước thông tin nước này thiếu nguyên liệu sản xuất vũ khí siêu vượt âm

    • DSPL
    ĐS&PL Nga được cho là đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu để sản xuất phương tiện bay lượn siêu vượt âm mang tên Avangard.

    Nga được cho là đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu để sản xuất phương tiện bay lượn siêu vượt âm mang tên Avangard.

    Hình ảnh được cắt từ video giới thiệu tên lửa siêu thanh Avangard. Ảnh: TASS.

    Thông tin Nga thiếu vật liệu tổng hợp để sản xuất tên lửa siêu thanh Avangard là không chính xác, ông Viktor Murakhovsky, thành viên hội đồng chuyên gia của Ủy ban Công nghiệp Quân sự Nga, khẳng định.

    Trước đó, CNBC dẫn một nguồn tin giấu tên được cho là nắm rõ về báo cáo liên quan từ tình báo Mỹ cho biết, theo thông tin tình báo Mỹ nắm được, Nga sẽ có thể sản xuất không quá 60 tên lửa siêu thanh Avangard, bởi lí do là thiếu các vật liệu chịu nhiệt siêu hạng.

    "Theo dự kiến, Nga sẽ tạo ra không quá 60 loại vũ khí siêu âm này, đơn giản vì việc phát triển chúng rất tốn kém", kênh truyền hình Mỹ nói.

    Cũng theo CNBC, từ năm ngoái Nga đã tìm kiếm nhà cung cấp sợi carbon, vì vật liệu có trong tay tại thời điểm đó không chịu được nhiệt độ cao khi bay ở tốc độ thiết kế (Mach20).

    "Theo tài liệu tình báo Mỹ được soạn thảo một tháng trước, cho đến thời điểm đó, Điện Kremlin vẫn chưa tìm được vật liệu sợi carbon thay thế", CNBC đưa tin.

    Trong một thời kỳ khi mà các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện hữu không đảm bảo sẽ đánh chặn thành công các tên lửa đạn đạo, thì vũ khí siêu thanh thực sự trở thành một mối đe dọa lớn. Nhiều người tin rằng sau một khoảng thời gian nhất định, các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sẽ được cải tiến.

    Trong trường hợp đó, việc triển khai các vũ khí siêu thanh là điều quan trọng. Tuy nhiên, ở hiện tại, các thiết bị bay siêu thanh (HGV) và tên lửa hành trình siêu thanh (HCM) chính là giải pháp.

    Vũ khí siêu thanh thường di chuyển với vận tốc trên Mach 5 (gấp 5 lần vận tốc âm thanh) ở cao độ thấp trong khi lại có chế độ bay điều khiển, giúp chúng khó bị phát hiện và tiêu diệt hơn so với các tên lửa hành trình và đạn đạo.

    Cuộc chạy đua phát triển vũ khí siêu thanh của các siêu cường đang diễn ra. Ảnh: National Interest

    Các siêu cường thế giới hiện đang ra sức chế tạo, thử nghiệm và phát triển vũ khí siêu thanh. Trong số này phải kể tới Mỹ, Nga và Trung Quốc. Ấn Độ và Pháp cũng đang nghiên cứu, phát triển vũ khí siêu thanh. 

    Tháng 5/2018, Moscow tuyên bố đã 2 lần thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Avangard vào năm 2016. Tuy nhiên, lần thử nghiệm thứ 3 hồi tháng 10/2017 được công bố rộng rãi đã thất bại khi tổ hợp này bị rơi trước khi bắn trúng mục tiêu.

    Trong lần thử nghiệm mới nhất được tiến hành ngày 26/12/2018, trước sự chứng kiến của Tổng thống Vladimir Putin, tên lửa Avangard đã bắn trúng mục tiêu ở bán đảo Kamchatka, cách điểm phóng 6.000 km.

    Báo cáo tình báo được công bố năm 2018 dự đoán rằng loại vũ khí siêu thanh mới của Nga có thể sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2020, đây sẽ là một bước tiến quan trọng đưa Nga vượt Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực này.

    Một trong số những lựa nhằm chống lại mối đe dọa siêu thanh được đem ra thảo luận là các vũ khí năng lượng định hướng (DEW), khả năng đánh chặn động năng (hit-to-kill), tên lửa đánh chặn đặt trên không gian, vũ khí laser đặt trên máy bay không người lái để truy vết và tiêu diệt tên lửa ngay trong giai đoạn gia tốc, và các đòn tấn công mạng nhằm vào hệ thống kiểm soát, đầu não của địch.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phan-ung-cua-nga-truoc-thong-tin-nuoc-nay-thieu-nguyen-lieu-san-xuat-vu-khi-sieu-vuot-am-a282568.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan