+Aa-
    Zalo

    Pháo binh Hàn-Triều: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Sau màn "đấu pháo" ngày 31/3 ở Hoàng Hải, giới phân tích tập trung mổ xẻ tương quan lực lượng về pháo binh giữa hai miền Triều Tiên.
    (ĐSPL) - Sau màn "đấu pháo" ngày 31/3 ở Hoàng Hải, giới phân tích tập trung mổ xẻ tương quan lực lượng về pháo binh giữa hai miền Triều Tiên.
    Theo nhận định ban đầu, Triều Tiên có ưu thế về số lượng trong khi Hàn Quốc lại tỏ ra vượt trội về chất lượng.
    Triều Tiên có "siêu pháo" M-1978 và pháo phản lực M-1985  
    Giới phân tích cho rằng pháo binh chính là lực lượng mạnh nhất của Quân đội Nhân dân Triều Tiên và có thể gây nhiều thương vong nhất cho Hàn Quốc, một khi chiến tranh nổ ra.
    Pháo binh Hàn-Triều:

    Chủ lực của pháo binh Triều Tiên là pháo tự hành M-1978 Koksan cỡ nòng 170mm.

    Chủ lực của pháo binh Triều Tiên là pháo tự hành M-1978 Koksan cỡ nòng 170mm. Loại pháo này do Triều Tiên thiết kế cứu chế tạo và lắp trên khung gầm xe tăng Type-59. Tuy tốc độ bắn  chậm, nhưng M-1978 Koksan có tầm bắn rất xa, lên đến 60 km. Theo các số liệu không chính thức, Triều Tiên có khoảng 500 khẩu pháo loại này.
    Theo Global Security.org, pháo tự hành tầm xa M-1978 Koksan 170mm lần đầu tiên được "trình làng" trong một cuộc duyệt binh năm 1985. Phiên bản M-1978 không mang theo cơ số đạn trên pháo tự hành, nhưng phiên bản sau này là M-1989 Koksan có thể mang theo cơ số đạn 12 viên.
    Từ năm 1993, Triều Tiên đã tăng cường sức mạnh pháo binh tiền tuyến. Quân đội Hàn Quốc ước tính đến năm 1998, Triều Tiên đã hoàn thành việc triển khai pháo tự hành 170mm với tầm bắn trên 50km và pháo phản lực phóng hàng loạt 240mm MRLS trong khu vực trung tâm và phía tây của đất nước.
    Triều Tiên tăng cường sức mạnh quân sự, đặc biệt là chương trình đầy tham vọng nhằm nâng cao sức chiến đấu của lực lượng mặt đất. Một phần quan trọng của chương trình này liên quan đến việc triển khai một số lượng lớn pháo phản lực phóng loạt cỡ 240mm và pháo tự hành 170mm gần khu phi quân sự.
    Tuy số lượng súng pháo tự hành M-1978/1989 Koksan không công khai, nhưng theo ước tính Triều Tiên hiện có khoảng 500 trọng pháo binh tầm xa có thể bắn tới thủ đô Seoul, tăng gấp đôi so với hồi giữa những năm 1990.
    Chỉ có điều, kích thước quá khổ của pháo tự hành M-1978/1989 khiến cho nó dễ trở thành mồi ngon của xe tăng hoặc tên lửa chống tăng hiện đại.
    Pháo binh Hàn-Triều:

    Loại pháo phản lực uy lực nhất của Quân đội Triều Tiên là M-1985 cỡ nòng 240mm có tầm bắn khoảng 43 km, mang đầu đạn nặng 90 kg.

    Không những thế, Triều Tiên còn có lợi thế về pháo phản lực phóng loạt. Quân đội Triều Tiên sở hữu khá nhiều loại pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 107, 122, 200, 240mm với số lượng lến đến hàng ngàn khẩu đội. Loại pháo phản lực uy lực nhất của Quân đội Triều Tiên là M-1985 cỡ nòng 240mm có tầm bắn khoảng 43 km, mang đầu đạn nặng 90 kg.
    Theo tính toán của một nhà phân tích an ninh Hàn Quốc, lực lượng pháo binh Triều Tiên "có thể bắn 10.000 quả đạn mỗi phút đến Seoul và các vùng lân cận".
    Hàn Quốc khoe"cơn ác mộng"K-9 và tên lửa Spike NLOS 
    Trong khi đó, Hàn Quốc chỉ có khoảng 156 khẩu pháo phản lực K136/A1 cỡ nòng 130mm tầm bắn khoảng 23 km. Loại pháo phản lực mạnh nhất của Hàn Quốc là M270 của Mỹ, nhưng nước này chỉ có khoảng 58 khẩu cỡ nòng 227mm, với  tầm bắn từ 30-60 km tùy biến thể.
    Pháo binh Hàn-Triều:

    Pháo tự hành K-9 Thunder 155mm của Hàn Quốc quả là "cơn ác mộng" đối với Triều Tiên

    Pháo tự hành K-9 Thunder 155mm của Hàn Quốc quả là "cơn ác mộng" đối với Triều Tiên - với  khả năng cơ động cao, phản ứng nhanh, bắn chính xác và có thể mang đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Pháo tự hành K-9 Thunder - do  Hàn Quốc tự thiết kế chế tạo - ngang hàng với M-109 của Mỹ, PzH 2000 của Đức hay AS-90 của Anh và hội tụ những công nghệ mới nhất của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, vượt trội so với bất kỳ loại trọng pháo nào của Triều Tiên.
    Hàn Quốc còn phát triển đạn pháo tiêu chuẩn K307 dành cho K-9 Thunder và qui trình nạp đạn hoàn toàn là tự động. Ngoài 48 quả đạn pháo 155mm dự trữ trong xe, K-9 còn được bổ sung đạn từ xe nạp đạn tự hành K10. Hàn Quốc phát triển K10 với sự đồng nhất về khung thân và bánh xích với K-9.
    Về khả năng cơ động, K-9 sử dụng động cơ diesel 1.000 mã lực, đạt tốc độ tối đa 67km/h và tầm hoạt động khoảng 480km. Loại pháo tự hành này di chuyển tốt trên địa hình phức tạp của bán đảo Triều Tiên.
    Để đối phó với pháo binh Triều Tiên, Hàn Quốc còn mua của Israel loại tên lửa Spike NLOS. Với trọng lượng  70 kg, tên lửa Spike NLOS có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách xa đến 25 km.
    Pháo binh Hàn-Triều:
    Tên lửa Spike NLOS có khả năng tiêu diệt hiệu quả công sự, xe tăng và các mục tiêu khó tấn công khác.
    Tên lửa Spike NLOS có thể lắp trên mọi loại phương tiện và tích hợp với các phương tiện chỉ huy tác chiến hiện đại, thu nhận thông tin để dẫn tên lửa từ các sở chỉ huy, máy bay không người lái, vệ tinh hoặc phương tiện quan sát của bệ phóng. Spike NLOS là vũ khí vừa tấn công, vừa phòng ngự. Kích thước nhỏ gọn, triển khai nhanh chóng và hỏa lực mạnh của Spike NLOS cho phép nó tiêu diệt hiệu quả công sự, xe tăng và các mục tiêu khó tấn công khác.
    Nói tóm lại, về pháo binh, Triều Tiên áp đảo về số lượng nhưng Hàn Quốc lại có sự vượt trội về chất lượng. Chỉ có điều, bất lợi lớn nhất của Hàn Quốc là thủ đô Seoul nằm trong tầm bắn của các loại pháo mặt đất tầm xa của Triều Tiên. Đây sẽ là hiểm họa lớn, nếu xảy ra xung đột giữa hai miền Triều Tiên.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phao-binh-han-trieu-ke-tam-lang-nguoi-nua-can-a27728.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan