Khi nào được thanh toán 100\% chi phí bảo hiểm y tế?


Chủ nhật, 22/11/2015 | 12:30


(ĐSPL) - Mức hưởng của các đối tượng tham gia BHYT được quy định trong Luật BHYT, đã được các đại biểu Quốc hội, thảo luận, nghiên cứu rất kỹ.

(ĐSPL) - Mức hưởng của các đối tượng tham gia BHYT được quy định trong Luật BHYT, đã được các đại biểu Quốc hội, thảo luận, nghiên cứu rất kỹ.

Khám bệnh chữa bệnh trong trường hợp cấp cứu

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 8 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính: Người tham gia BHYT tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng khi đi đến địa phương khác, không may đau ốm phải đi cấp cứu, khám chữa bệnh tại bệnh viện gần nhất khi ra viện phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh; trường hợp thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó thì được thanh toán BHYT.

Theo quy định người tỉnh khác được quyền mua BHYT tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hoặc tất cả các tỉnh thành khác trên cả nước nếu người đó được xác định là đang tạm trú tại nơi cư trú.

Mọi chi tiết thủ tục giấy tờ xin liên hệ với cơ quan BHXH của tỉnh, thành phố nơi người tham gia bảo hiểm cư trú.

Khi nào được thanh toán 100\% chi phí bảo hiểm y tế? - Ảnh minh họa

Mức hưởng BHYT

Mức hưởng của các đối tượng tham gia BHYT được quy định trong Luật BHYT, đã được các đại biểu Quốc hội, thảo luận, nghiên cứu rất kỹ trước khi thông qua nhằm bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHYT và khả năng cân đối của quỹ BHYT.

Nghị định 105/2014/NĐ – CP quy định mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:

- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế và Khoản 4, Khoản 5 Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100\% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các Điểm d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế;

b) 100\% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81\% trở lên; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát; trẻ em dưới 6 tuổi;

c) 100\% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

d) 100\% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15\% mức lương cơ sở;

đ) 100\% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục tính từ thời điểm người đó tham gia bảo hiểm y tế đến thời điểm đi khám bệnh, chữa bệnh và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh lũy kế trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, tính từ thời điểm tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

e) 95\% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2, Điểm k Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế;

g) 80\% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

- Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giáp ranh của hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh, thành phố) được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định tại Khoản 1 điều 4 Nghị định 105/2014/NĐ – CP, trong các trường hợp:

a) Khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện;

b) Chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh theo hướng dẫn của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh.

- Các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định tại:

a) Khoản 1 Điều 4 Nghị định 105/2014/NĐ – CP đối với trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và Điều 28 của Luật Bảo hiểm y tế và Khoản 4, 5 và Khoản 6 Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế; người bệnh tự chi trả phần chi phí ngoài phạm vi quyền lợi và mức hưởng;

b) Khoản 3 Điều 22 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế đối với trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; người bệnh tự chi trả phần chi phí ngoài phạm vi quyền lợi và mức hưởng.

Như vậy, một số đối tượng như: Trẻ em dưới 6 tuổi; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ… khi đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến được quỹ BHYT chi trả 100\% chi phí trong phạm vi quyền lợi theo quy định của Luật BHYT.

Đối tượng là người ở nông thôn, miền núi, hải đảo có tham gia BHYT nếu thuộc các đối tượng nêu trên khi lên khám bệnh, chữa bệnh nếu vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật, được chuyển tuyến lên các Bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến Trung ương thì cũng được quỹ BHYT thanh toán 100\% chi phí trong phạm vi quyền lợi theo quy định.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

[mecloud]tSMv3Eu8Vd[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/khi-nao-duoc-thanh-toan-100-chi-phi-bao-hiem-y-te-a120854.html