Mua nhầm xe ăn cắp có bị coi là vi phạm pháp luật và mất trắng?


Thứ 3, 01/09/2015 | 12:03


(ĐSPL) - Mua nhầm đồ ăn cắp có bị coi là vi phạm pháp luật không? Người mua có thể kiện đòi người bán bồi hoàn hay không?

(ĐSPL) - Mua nhầm đồ ăn cắp có bị coi là vi phạm pháp luật không? Người mua có thể kiện đòi người bán bồi hoàn hay không?

Chào báo Đời sống & Pháp luật!

Tôi có một vấn đề cần sự tư vấn của quý báo: Tôi có mua lại một chiếc xe máy, có làm giấy tờ mua bán và được công chứng đầy đủ. Trong quá trình sử dụng tôi bị công an phường thu giữ xe và nói đây là xe bị mất cắp. Thời gian thu giữ đến nay tầm gần 6 tháng mà không giải quyết. Vậy tôi phải giải quyết thế nào?

Tôi xin cảm ơn!!! 

Mạnh Hùng <nuocmatchaynguoc...@gmail.com> 

Mua nhầm xe ăn cắp có bị coi là vi phạm pháp luật và mất trắng? - Ảnh minh họa

Xin được tư vấn cho bạn:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

- Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

Theo trình bày của bạn, bạn đã mua một chiếc xe mà không biết chiếc xe đó là do ăn cắp mà có, theo đó giao dịch giữa bạn và người bán là giao dịch vô hiệu.

Bộ luật Dân sự quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."

Như vậy, bạn sẽ được hoàn trả lại số tiền đã mua xe ban đầu.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần làm đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán xe gửi lên Tòa án để đòi lại số tiền mà ba bạn đã bỏ ra mua chiếc xe đó.

Về trách nhiệm hình sự, Điều 250 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có: Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Như vậy, tại thời điểm mua xe nếu người mua không biết xe đó là xe bị ăn cắp thì không phải chịu trách nhiệm hình sự, gọi là người chiếm hữu ngay tình đối với tài sản không hợp pháp. Tuy nhiên, xe máy thuộc loại tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, nên chủ sở hữu hợp pháp có quyền đòi lại tài sản từ người mua xe ngay tình. Người mua này có quyền đòi lại tiền đã mua từ người đã bán chiếc xe cho mình.

Vấn đề này được Điều 258 Bộ Luật Dân sự 2005 (Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình) quy định: Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

[mecloud]AhkVgtN9gT[/mecloud]

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/mua-nham-xe-an-cap-co-bi-coi-la-vi-pham-phap-luat-va-mat-trang-a108781.html