+Aa-
    Zalo

    Phát hiện một người nghi sản xuất hơn 100 tấn phân bón giả

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện hơn 100 tấn phân bón giả cùng hàng chục tấn nguyên liệu dùng để sản xuất phân tại kho chứa của ông H.T.Đ.

    Ngày 8/6, Tuổi Trẻ Online dẫn nguồn tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này tạm giữ ông H.T.Đ. (47 tuổi, trú thôn 3, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột) vì liên quan đến một khối lượng lớn nghi là phân bón giả.

    Theo đó, công an thực hiện lệnh giữ người trong tình trạng khẩn cấp đối với ông Đ. để điều tra về hành vi "sản xuất, buôn bán hàng giả" (là phân bón).

    Cùng với việc tạm giữ ông Đ., Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành khám xét chỗ ở tại 96 Lý Chính Thắng, phường Tân An, TP. Buôn Ma Thuột và kho hàng thôn 6, xã Hoà Thuận, TP. Buôn Ma Thuột.

    Quá trình khám xét 2 nơi ở của ông Đ., Công an đã phát hiện ông Đ. sử dụng hàng chục tấn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, dùng để sản xuất phân bón.

    phat hien mot nguoi nghi san xuat hon 100 tan phan bon gia copy
    Công an thu giữ số phân bón giả tại nhà ông Đ. Ảnh: Tuổi Trẻ Online.

    Đặc biệt, tại kho chứa, lực lượng chức năng phát hiện hơn 100 tấn phân bón giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ, nơi sản xuất “USA”, trị giá trên 1,5 tỉ đồng.

    Cơ quan chức năng thu giữ trên 100 tấn phân bón nghi giả và 30 tấn nguyên liệu chưa rõ nguồn gốc xuất xứ để tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý.

    VietNamNet thông tin, cách đây khoảng chừng gần 10 năm, khi giá các mặt hàng nông sản đang cao chót vót, đặc biệt là hồ tiêu và cà phê, cơ quan chức năng các tỉnh ở khu vực Tây Nguyên thường xuyên phát hiện phân bón giả, không rõ nguồn gốc bán trôi nổi trên thị trường, hậu quả khiến cho người nông dân bị thiệt hại năng nề.

    Đến khi giá các mặt hàng nông sản giảm chạm đáy thì hiện tượng sản xuất phân bón giả cũng gần như biến mất. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, khi giá các mặt hàng nông sản như hồ tiêu, điều, cà phê bắt đầu tăng trở lại thì thị trường phân bón cũng xuất hiện trở lại nhiều loại hàng hóa giả nhãn mác, xuất xứ của các thương hiệu nổi tiếng.

    Bích Thảo(T/h) 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phat-hien-mot-nguoi-nghi-san-xuat-hon-100-tan-phan-bon-gia-a540404.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan