+Aa-
    Zalo

    Phẫu thuật thẩm mỹ như thế nào là đẹp?

    • DSPL
    ĐS&PL Mỗi người chúng ta có quan điểm về cuộc sống và cái nhìn về vẻ đẹp khác nhau, bất cứ ai sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xong cũng cho rằng những thứ mình làm là đẹp nhất.

    Mỗi người chúng ta có quan điểm về cuộc sống và cái nhìn về vẻ đẹp khác nhau, bất cứ ai sau khi phẫu thuật thẩm mỹ xong cũng cho rằng những thứ mình làm là đẹp nhất. Nhưng cái đẹp là gì? Bạn đã thực sự hiểu về nó chưa?

    Cái đẹp là gì ?

    Có những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại rất khó trả lời, vì làm gì có cái đẹp gì chung chung. Cái đẹp còn tùy thuộc vào cảm quan của mỗi người, nó thay đổi tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa và từng thời kỳ khác nhau của tiến trình lịch sử.

    Có thời điểm những người phụ nữ sở hữu thân hình nhỏ nhắn, cao vừa phải, nước da trắng hồng, mắt to tròn 2 mí rõ ràng, lông mi cong vút, mái tóc dài đen nhánh mới được coi là người mang vẻ đẹp hoàn hảo, lý tưởng. Thêm nữa, vẻ đẹp được hướng tới là sự nền nã, kín đáo, giản dị và e lệ, không quá cầu kỳ.

    Vẻ đẹp sắc nước hương trời của tứ đại mỹ nhân Hà Thành xưa


    Nhưng đối với một số người, tại một số thời điểm vẻ đẹp chuẩn mực của người phụ nữ là sự mũm mĩm, tròn đầy, với làn da ngăm bánh mật. Trong lịch sử Trung Quốc, thời nhà Đường những cô gái sở hữu “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” mới được coi là đẹp.

    Hay tại Nhật Bản thời Muromachi (1388-1573), người phụ nữ lý tưởng là người có khuôn mặt tròn, trán rộng, thân thể đầy đặn, đôi mắt chĩa ngược xuống, đặc biệt là làn da trắng và mái tóc đen.

    Quan điểm về cái đẹp là không đồng nhất. Vậy phẫu thuật như thế nào mới là thẩm mỹ, như thế nào mới là đẹp?

    Đẹp phù hợp với văn hóa, phù hợp với đặc điểm cấu trúc khuôn mặt

    Bất cứ người phụ nữ nào cũng không ngừng khao khát kiếm tìm và hướng tới vẻ đẹp hoàn hảo, nhưng vẻ đẹp đó phải phù hợp với văn hóa, phù hợp với đặc điểm cấu trúc khuôn mặt của người Á Đông.

    Khi việc sở hữu đôi mắt 2 mí trở thành tiêu chuẩn của cái đẹp, rất nhiều chị em phụ nữ đã chạy đua nhau đi cắt mí làm đẹp và nghĩ rằng việc sở hữu nếp mí lớn hay chiếc mũi cao thì trông sẽ tây, trông sang chảnh hơn. Nhưng những đặc điểm đó có thực sự phù hợp đối với người Châu Á không, thì đó lại là điều khác.

    Sự khác biệt trong cấu trúc khuôn mặt của phụ nữ Châu Âu và Châu Á


    Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự khác biệt về địa điểm cư trú, điều kiện khí hậu khiến con người có những đặc điểm khuôn mặt riêng biệt. Cấu trúc khuôn mặt của người Châu Á thường có khung xương nhỏ, hốc mắt nhỏ, kích thước mắt bé, khoảng cách giữa mi trên và mi dưới nhỏ, mỡ mí trên thường tập trung chủ yếu vào đầu mắt và đuôi mắt, nếp mí nhỏ, thường là mí lót,… Với những đặc điểm cấu trúc này, nếp mí quá lớn thường không phù hợp, dễ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

    Đẹp nhưng đừng “quá”

    Phẫu thuật thẩm mỹ để đẹp nhưng đừng quá đà, bởi cái gì quá đà thì cũng không tốt.

    Có nhiều người cứ nghĩ rằng cắt mí mắt sâu, bóc mí triệt để thì có thể khiến mí mắt to hơn, nhưng đó là một số “ngộ nhận” hoàn toàn sai lầm nếu cắt mí mắt sâu quá có thể gây tình trạng mắt vếch, mắt trợn; bóc mí triệt để có thể gây tình trạng trũng mi, gây tình trạng hốc mắt sâu, khiến đôi mắt trở nên già mua, thiếu sức sống.

    Hoặc như trường hợp nhiều bạn trẻ lựa chọn nâng mũi cao tây để sở hữu chiếc mũi thon dài mảnh khảnh như người Châu Âu để thay thế cho chiếc mũi tẹt kém duyên của mình. Nhưng với cấu trúc khuôn mặt của người Á Đông, chiếc mũi quá cao có thể dẫn đến một số biến chứng như lộ thanh độn, mũi bị bóng đỏ do lớp da vùng mũi bên trên không đủ sức che phủ, nhanh mỏng. Khi gặp tình trạng này bạn có thể phẫu thuật để lấy thanh độn, nhưng mỗi lần như thế đồng nghĩa với việc mũi sẽ càng trở nên mỏng manh, dễ tổn thương. Do đó bạn phải đặc biệt cân nhắc trước khi nâng mũi.

    Vậy thước đo vẻ đẹp chung là gì?

    Cái đẹp tùy thuộc vào nền văn hóa, không có mẫu số chung nào để đánh giá về cái đẹp ngoại hình, tuy nhiên cũng có vài yếu tố nhất định để tạo nên nhưng tiêu chuẩn chung cho cái đẹp và được đa số mọi người chấp nhận, tiêu biểu như các tỉ lệ nhân trắc học.

    Không phải tự nhiên mà tại bất cứ cuộc thi sắc đẹp nào, tất cả các thí sinh đều phải trải qua một vòng kiểm tra nhân trắc học trước khi tham gia vào các vòng thi khác. Mà bởi vì nhân trắc học giúp ban giám khảo xác định chính xác nhất khuôn mặt chuẩn tỉ lệ vàng, từ đó đưa ra kết quả ai là quán quân trong cuộc thi hoa hậu.

    Nhân trắc học được ứng dụng trong quá trình nâng mũi


    Không chỉ vậy tỉ lệ nhân trắc học còn được ứng dụng trong phẫu thuật thẩm mỹ, Viện thẩm mỹ D’Vincy là đơn vị đầu tiên áp dụng kỹ thuật ít xâm lấn dựa trên nền tảng nhân trắc học. Việc ứng dụng này sẽ giúp khách hàng sở hữu được vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa giữa các bộ phận trên khuôn mặt. Bạn hoàn toàn có thể tự tin, khi mình sở hữu vẻ đẹp chuẩn tỉ lệ vàng, vẻ đẹp không sao chép của bất cứ người nào khác.

    Trên đây là những góc nhìn mang tính chất chất cá nhân của mình, hy vọng có thể giúp bạn và mọi người có thêm những góc nhìn khác về cái đẹp. Hãy cùng nhau trao đổi và thảo luận để có những cái nhìn khác biệt nhé.

    Phong Đỗ



    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phau-thuat-tham-my-nhu-the-nao-la-dep-a266137.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan