+Aa-
    Zalo

    Phê duyệt giá mua điện của 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời

    (ĐS&PL) - Đại diện Bộ Công Thương cho biết đã phê duyệt giá mua điện tạm thời của 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời sau quá trình đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

    Thông tin trên báo Thanh niên, ngày 20/5, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) cho biết, trong số 37 hồ sơ dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã gửi EVN, có 15 nhà máy điện gió, điện mặt trời với tổng công suất khoảng 1.200 MW đã được Bộ Công thương thống nhất mức giá tạm thời. Trong đó có 3 nhà máy điện mặt trời, 7 nhà máy điện gió trên đất liền và 5 nhà máy điện gió trên biển.

    Bên cạnh đó, 6 nhà máy khác đã được thống nhất mức giá tạm thời. Dự kiến trong tuần tới sẽ hoàn thiện hồ sơ để trình Bộ Công Thương phê duyệt.

    15 nha may dien mat troi dien gio duoc duyet gia mua dien tam thoi
    15 nhà máy điện mặt trời, điện gió đã được duyệt giá mua điện tạm thời.

    Bộ Công thương yêu cầu EVN và các chủ đầu tư khẩn trương ký kết hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng mua bán điện của các nhà máy điện chuyển tiếp theo phương án giá điện tạm thời, hoàn thành các thủ tục pháp lý, yêu cầu kỹ thuật để đưa các nhà máy hòa lưới điện quốc gia trong bối cảnh nguồn cung điện đang gặp khó khăn.

    Trước đó, VTV đưa tin, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp liên quan đến đàm phán giá bán điện đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành đầu tư xây dựng xong chưa được vận hành.

    Tại thông báo này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, thời gian qua, nhiều nhà máy điện gió, điện mặt trời đã được đầu tư, đưa vào sử dụng, bổ sung nguồn điện quan trọng để góp phần thực hiện mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Tuy nhiên, còn nhiều dự án đã được doanh nghiệp đầu tư nhưng chưa được đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

    Để khắc phục tình trạng trên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2022, Quyết định số 21/2023 theo đúng quy trình, thủ tục và quy định.

    Trong thời gian chưa có quy định cụ thể về phương pháp định giá, đàm phán giá và có văn bản hướng dẫn cụ thể về phương pháp tính và đàm phán giá điện đối với điện gió, điện mặt trời. Ngoài ra, nghiên cứu thêm phương án tính toán giá tương tự cho dự án BT giao thông: kiểm toán lập, thống nhất mức lợi nhuận có thể chấp nhận, đảm bảo động lực đầu tư cho doanh nghiệp.

    Đồng thời, Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép hoạt động điện lực đối với các dự án đã hoàn thành.

    Theo Luật Điện lực, dự án điện chỉ được đưa vào khai thác khi đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực. Tuy nhiên, theo hồ sơ nhà đầu tư gửi, mới chỉ có 16/85 nhà máy năng lượng chuyển tiếp (chiếm khoảng 18,8%) đã được Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực.

    Theo tạp chí Đầu tư tài chính, trong 85 dự án, nhà máy, phần nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp, hiện có 77 nhà máy, phần nhà máy điện gió, với tổng công suất 4.185,4MW và 8 nhà máy, phần nhà máy điện mặt trời tổng công suất 506,66MW.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phe-duyet-gia-mua-dien-cua-15-nha-may-dien-gio-dien-mat-troi-a576022.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan