+Aa-
    Zalo

    Philippines nộp 4.000 trang tài liệu kiện TQ ở Biển Đông

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Philippines đã nộp các luận chứng dày 4.000 trang về vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông cho tòa án quốc tế ở La Haye.
    (ĐSPL) - Philippines đã nộp các luận chứng dày 4.000 trang về vụ kiện Trung Quốc ở Biển Đông cho tòa án quốc tế ở La Haye.
    Bộ trưởng Ngoại giao của Philippines Albert del Rosario cho biết nhóm phụ trách về pháp lý của Philippines ngày 30/3 đã đệ trình 10 tập luận chứng lên đến gần 4.000 trang tài liệu hỗ trợ cho những lý lẽ vụ kiện của mình.
    Bảo vệ quyền lợi quốc gia hợp pháp
    Philippines nộp 4.000 trang tài liệu kiện TQ ở Biển Đông

    Ngoại trưởng del Rosario tuyên bố việc đệ trình “kiến nghị” này là nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia “hợp pháp” của Philippines.

     
    Theo VOA, Ngoại trưởng del Rosario tuyên bố việc đệ trình “kiến nghị” này là nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia “hợp pháp” của Philippines. Ông nói: “Đó là về việc bảo đảm an ninh tương lai của con em chúng tôi. Đó là việc bảo đảm quyền tự do về đi lại của tất cả các nước. Đó là về việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Và cuối cùng đó không phải chỉ để tìm bất cứ giải pháp nào cũng được mà là để tìm một giải pháp hợp lẽ phải, lâu bền dựa trên luật pháp quốc tế".
    Tháng 1/2013, Philippines đã kiến nghị lên Trọng tài quốc tế Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) về “những đòi hỏi quá đáng” của Trung Quốc ở Biển Đông.
    Philippines đã đặt câu hỏi về cơ sở pháp lý của những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với trên 70\% diện tích Biển Đông. Manila cũng tìm kiếm sự bảo đảm rằng không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với  
    những vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý (370 km), theo luật quốc tế.
    Trung Quốc không công nhận trọng tài quốc tế và chưa đáp lại vụ kiện này. Nước này dựa trên các bản đồ cổ xưa để đưa ra đòi hỏi và tuyên bố rằng họ có “‘chủ quyền không thể tranh cãi các đảo ở Biển Đông, vùng biển nằm về phía nam nước này, và các vùng biển kế cận”. 
    Mở đầu cho hàng loạt vụ kiện khác
    Nhà phân tích an ninh Rommel Banlaoi - phụ trách Viện nghiên cứu Khủng bố, Bạo động và Hòa binh ở Manila - nói rằng vụ kiện này có thể mở đầu cho hàng loạt vụ khác.
    Ông Banlaoi nói: “Nhiều, nhiều nước tuyên bố chủ quyền đang cân nhắc khả năng của tòa án trọng tài, nhưng họ chưa sẵn sàng. Họ đang quan sát diễn biến của trọng tài trong vụ kiện của Philippines sẽ dẫn đến đâu".
    Ông Balaoi nói rằng cũng có khả năng là nếu tòa án phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc chỉ đơn giản chọn phương sách rút khỏi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển. Và ông nói rằng cho dù đơn kiện đã được đệ nạp, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng việc giám sát vùng biển để khẳng định yêu sách của họ.
    Năm 1995, Trung Quốc chiếm rạn san hô Đá Vành Khăn, nằm cách tỉnh Palawan của Philippines khoảng 200 kilomet về hướng tây. Trong gần 2 năm qua, các tàu hải giám của Trung Quốc không cho ngư dân Philippines g vào khu vực bãi cạn Scarborough, nằm cách tỉnh Zambales của Philippines 225 kilomet về hướng Tây. Đây là nơi đã xảy ra đối đầu giữa tàu thuyền của hai nước trong năm 2012.
    Trước đây trong tháng này, các tàu hải giám của Trung Quốc đã chặn một chiếc tàu của Philippines tìm cách đưa lương thực đến cho lính thủy đánh bộ trên Bãi Cỏ Mây. Và chỉ mới hôm Thứ Bảy (29/3), hai tàu cong vụ Trung Quốc lại tìm cách ngăn một tàu tiếp tế , có chở theo một số nhà báo, cũng vào bãi cạn này.
    Tòa án trọng tài, bước kế tiếp, sẽ phải quyết định liệu tòa án này có thẩm quyền tài phán trong vụ kiện hay không. Các giới chức của Philippines nói rằng việc đệ nạp các tài liệu nói trên này chứng tỏ tòa án này có thẩm quyền.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/philippines-nop-4000-trang-tai-lieu-kien-tq-o-bien-dong-a27534.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan