+Aa-
    Zalo

    Phó Thống đốc lý giải 3 nguyên nhân tín dụng tăng trưởng thấp

    ĐS&PL Tính đến cuối tháng 5, tổng tín dụng trong nền kinh tế đã đạt hơn 12,3 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022.

    Theo Nhà đầu tư, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - Phạm Thanh Hà đã trình bày về tình hình tăng trưởng tín dụng hiện tại.

    Theo báo cáo, tính đến cuối tháng 5, tổng tín dụng trong nền kinh tế đã đạt trên 12,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022. 

    Trong việc phân tích các nhóm ngân hàng, ngân hàng thương mại nhà nước chiếm khoảng 44% thị phần tín dụng và đạt tăng trưởng khoảng 35% so với mục tiêu được NHNN đề ra. Trong khi đó, ngân hàng cổ phần chiếm khoảng 44% thị phần và đạt tăng trưởng chỉ đạt một nửa so với mục tiêu.

    Phó Thống đốc nhấn mạnh: "Như vậy cả 2 nhóm này chiếm khoảng 91% thị phần tín dụng, vẫn còn rất nhiều dư địa để tăng trưởng cho thời gian còn lại của năm".

    pho thong doc neu 3 nguyen nhan khien tang truong tin dung thap1
    Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà - Nguồn: Nhà đầu tư.

    Nhìn lại cùng kỳ năm 2022, tín dụng tăng xấp xỉ 8% so với cuối năm 2021. Như vậy, trong điều kiện điều hành chính sách tín dụng của NHNN không thay đổi, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%, năm nay nhích hơn một chút, từ 14 - 15% mà tín dụng tăng thấp, cho thấy sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu hơn đáng kể so với năm ngoái. Phó Thống đốc Hà chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này:

    Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất, đầu ra tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do thiếu đơn hàng dẫn đến nhu cầu vay vốn mới để sản xuất giảm sút.

    Thứ hai, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính suy yếu, không có phương án khả thi dẫn đến chưa đáp ứng yêu cầu vay vốn của ngân hàng.

    Thứ ba, liên quan đến tín dụng bất động sản, nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn, trong đó có khó khăn về pháp lý, ít có dự án mới triển khai, do vậy nhu cầu tín dụng đối với bất động sản cũng giảm sút.

    Bên cạnh đó, NHNN cũng đưa ra một số giải pháp, bao gồm tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng và ngân hàng giảm lãi suất cho vay.

    "Nhờ các biện pháp điều hành của NHNN từ tháng 3 đến tháng 5, mặt bằng lãi suất đã giảm và số liệu gần đây cho thấy lãi suất cho vay trung bình của các khoản vay mới hiện đạt khoảng 9,07% (giảm 0,9%) so với cuối năm ngoái. Chúng tôi tin rằng mặt bằng lãi suất đang giảm và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới", Phó Thống đốc nhận định.

    Đối với khoản nợ hiện có, vì khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ, NHNN đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-NHNN cho phép cơ cấu lại nợ và duy trì nhóm nợ. Đối với khoản nợ mới, NHNN yêu cầu các ngân hàng và tổ chức tín dụng tiếp tục tích cực cho vay cho các khách hàng đủ điều kiện. "Rõ ràng, hệ thống ngân hàng đã huy động vốn để cho vay, vì vậy những khách hàng đủ điều kiện sẽ chắc chắn có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

    Ngoài các giải pháp trên, đại diện NHNN cho rằng việc tăng cường nhu cầu tiêu dùng trong nền kinh tế là rất quan trọng. Do đó, các bộ ngành cần tiếp tục thúc đẩy các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, tìm kiếm và phát triển thị trường tiêu thụ và thị trường bất động sản, nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp và nâng cao khả năng tài chính cũng như khả năng tiếp cận tín dụng.

    Phương Linh (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pho-thong-doc-ly-giai-3-nguyen-nhan-tin-dung-tang-truong-thap-a577692.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    vtc.vn
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan