+Aa-
    Zalo

    Phương án phân luồng xe buýt nhanh: Cần để người dân nắm rõ lộ trình

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Mới đây UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt phương án phân luồng riêng dành cho xe buýt nhanh (BRT) của Sở GTVT.

    (ĐSPL) – Mới đây UBND TP Hà Nội đã chính thức phê duyệt phương án phân luồng riêng dành cho xe buýt nhanh (BRT) của Sở GTVT.

    Theo phương án, xe buýt nhanh BRT chạy trên làn riêng tại các đoạn: Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Đường trục Bắc Hà Đông – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – Núi Giang Văn Minh – Cát Linh.

    Các đoạn không bố trí làn danh riêng (xe BRT chạy chung với các phương tiện khác) bao gồm: đoạn Yên Nghĩa – Ngã 3 Ba La; đoạn Giang Văn Minh – Kim Mã và Kim Mã – Giảng Võ.

    Phương án tổ chức giao thông tại các điểm quay đầu hiện có như sau: thực hiện đóng điểm quay đầu trước cửa Triển lãm Giảng Võ cũ trên đường Giảng Võ, mở điểm quay đầu thay thế tại ví trí trước số nhà 215 Giảng Võ.

    Đã chính thức có phương án phân luồng.

    Tại 12 điểm quay đầu trên tuyến (không có đèn tín hiệu): tổ chức sơn kẻ, lắp đặt đèn cảnh báo, biển cảnh báo. Tùy vào tình hình giao thông thực tế, sử dụng hệ thống hàng rào di động tại các điểm quay đầu để điều chỉnh linh hoạt tổ chức giao thông tại các điểm này.

    Tại 2 điểm quay đầu có bố trí hệ thống đèn tín hiệu giao thông gồm 1 điểm quay đầu trước trụ sở Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy – km14+110 và một điểm quay đầu đối diện khách sạn Fortuna-km 12+850: có tín hiệu đèn ưu tiên cho BRT đi trước các hướng phương tiện quay đầu.

    Cấm các phương tiện xe tải, xe ô tô chở hàng hoạt động trong giờ cao điểm (Sáng 6-9h; chiều 16h30 – 19h30) trên tuyến đường trục phía Bắc Hà Đông (đoạn từ Lê Trọng Tấn đến nút Tố Hữu – Vạn Phúc).

    Trừ các xe chở học sinh, cán bộ công nhân viên và xe xử lý sự cố được hoạt động bình thường. Các trục đường giao cắt với tuyến BRT, các phương tiện này hoạt động bình thường.

    Cấm xe taxi hoạt động trong giờ cao điểm (Sáng 6-9h; chiều 16h30 – 19h30) trên tuyến đường Giảng Võ – Láng Hạ - Lê Văn Lương. Trừ các xe chở bệnh nhân cấp cứu, người già, người tàn tật được hoạt động bình thường. Các trục đường giao cắt với tuyến BRT, xe taxi hoạt động bình thường.

    Các cơ quan, công ty, khách sạn, nhà hàng trên hàng lang BRT nếu có nhu cầu sử dụng xe taxi phải bố trí đầy đủ điểm đỗ và phải đăng ký lô gô phục vụ với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội. Hạn chế dừng đỗ xe trên trục đường hành lang BRT, tổ chức cấm dừng đỗ tất cả các phương tiện trên dọc tuyến đường hoạt động của BRT. Các phương tiện chỉ được phép dừng đỗ đón trả khách trên các tuyến đường ngang giao cắt với hành lang vận hành BRT hoặc tại các vị trí có bố trí sảnh đón trả khách nhằm hạn chế nguy cơ ùn tắc giao thông trên dọc tuyến BRT.

    Dự kiến ngày 31/12 chính thức đưa vào vận hành vận chuyển hành khách. Ông Vũ Hà - Giám đốc Ban Quản lý dự án trọng điểm Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) khẳng định từ nay đến ngày chính thức hoạt động xe buýt nhanh, đơn vị thi công cần hoàn thiện các biển báo, sơn kẻ tổ chức giao thông và để người dân nắm được rõ lộ trình, lúc đó mới cho triển khai cái thực tế ngoài hiện trường.

    Điều 28. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt (Thông tư Số: 18/2013/TT-BGTVT)

    1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo quy hoạch mạng lưới tuyến được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt, nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện, sau khi có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền) có liên quan.

    2. Nội dung công bố mở tuyến xe buýt:

    a) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến;

    b) Số hiệu tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng);

    c) Biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến (không dưới 12 giờ trong một ngày);

    d) Nhãn hiệu, sức chứa của xe hoạt động trên tuyến;

    đ) Giá vé.

    3. Sở Giao thông vận tải phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt.

    Chú ý:Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phuong-an-phan-luong-xe-buyt-nhanh-can-de-nguoi-dan-nam-ro-lo-trinh-a174384.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    156 triệu USD xây dựng tuyến xe buýt nhanh đầu tiên

    156 triệu USD xây dựng tuyến xe buýt nhanh đầu tiên

    Tốc độ nhanh, chở được nhiều khách, chi phí đầu tư rẻ, các tuyến xe buýt nhanh (BRT) được xem là giải phảm giảm ùn tắc hiệu quả tại TP HCM. Tuyến BRT số 1 sẽ được khởi công trong năm tới với số vốn 156 triệu USD.