+Aa-
    Zalo

    Phương Nam thoái vốn khỏi chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất Việt Nam vì nợ nần

    • DSPL
    ĐS&PL Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam (mã chứng khoán: PNC) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển nhượng 12,5% vốn điều lệ Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam với

    Công ty cổ phần Văn hóa Phương Nam (mã chứng khoán: PNC) vừa công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông về việc chuyển nhượng 12,5% vốn điều lệ Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam với giá 160 tỷ đồng.

    Đối tác nhận chuyển nhượng là Công ty Cổ phần Đầu tư Kim Cương Đen hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

    Công ty này có vốn điều lệ 120 tỷ đồng và do ông Vũ Hoàng Nhật sinh năm 1983 làm Tổng giám đốc. Cổ đông lớn nhất của Kim Cương Đen là CTCP Đầu tư Vĩnh Vĩnh Phát với tỷ lệ sở hữu 59,5%. Đây cũng là công ty do ông Nhật làm Tổng giám đốc, được thành lập vào ngày 20/4/2018 và cũng có ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản.

    Ảnh minh họa

    Thời gian chuyển nhượng được thực hiện trước ngày 5/7/2018. Nếu giao dịch thành công, PNC sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại CJ xuống còn 7,5%.

    Chủ tịch HĐQT, ông Đặng Bá Tùng cho biết, tình hình tài chính của PNC đang hết sức căng thẳng do kinh doanh khó khăn tích lũy trong nhiều năm. Tổng nợ phải trả nhà cung cấp tại ngày 18/5 lên đến 321 tỷ đồng. Khoản nợ Công ty Cross Junction Investment Pte Ltd. (CJI) được thế bằng toàn bộ phần vốn góp của PNC vào CGV Việt Nam gồm 7 triệu USD nợ gốc và 18,5 tỷ đồng nợ lãi đến hạn thanh toán vào cuối tháng 6 cũng không được gia hạn.

    Ban điều hành công ty đã cân nhắc, tìm kiếm nhiều giải pháp để giải quyết khả năng thanh toán nhưng không đạt kết quả”, ông Tùng nhấn mạnh.

    Doanh nghiệp này đề xuất tăng vốn từ 110 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng nhưng không được chấp thuận; phương án vay ngân hàng bất khả thi do vừa không có tài sản đảm bảo vừa ràng buộc về việc không được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng với CJI.

    Người đứng đầu PNC cho rằng, công ty đang đối mặt với nhiều rủi ro khi vấn đề tài chính không được giải quyết kịp thời. Ông Tùng nêu ví dụ, nếu không thanh toán được nợ nhà cung cấp, công ty sẽ không đủ nguồn hàng kinh doanh nên dẫn đến tăng lỗ, thiếu hụt dòng tiền và cổ phiếu đứng trước nguy cơ bị hủy niêm yết.

    Quyết định bán vốn được đưa ra tương đối bất ngờ, bởi ban lãnh đạo công ty từng khẳng định tại đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra hồi tháng 3, CGV Việt Nam vẫn là “phao cứu sinh” mang về lợi nhuận hàng chục tỷ mỗi năm nên chưa có ý định giảm tỷ lệ sở hữu.

    Cụ thể trong hai năm liền kề trước đó, doanh nghiệp này đóng góp lần lượt hơn 18 tỷ đồng và 21 tỷ đồng lợi nhuận.

    Hiện nay, CGV Việt Nam do Tập đoàn CJ sở hữu 80%. Chuỗi rạp chiếu phim CGV tính đến cuối năm 2017 có 53 cụm rạp với 324 phòng chiếu. Năm 2017, doanh thu CGV đạt gần 2.900 tỷ đồng, trong đó doanh thu chiếu phim khoảng 1.460 tỷ đồng.

    CGV hiện nắm hơn 45% thị phần chiếu phim, cao hơn cả 4 chuỗi Lotte, Galaxy, BHD và Trung tâm chiếu phim Quốc gia Việt Nam cộng lại.

    Cự Giải (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/phuong-nam-thoai-von-khoi-chuoi-rap-chieu-phim-lon-nhat-viet-nam-vi-no-nan-a232764.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan