+Aa-
    Zalo

    PVTrans cho công ty vốn điều lệ 3000 đồng thuê tàu như thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù ký 5 hợp đồng cho thuê 2 tàu lớn nhưng lãnh đạo PVTrans lại không biết đối tác là công ty không có hoạt động tài chính, vốn điều lệ khoảng 3.000 đồng.

    Mặc dù ký 5 hợp đồng cho đối tác nước ngoài thuê 2 tàu lớn nhưng lãnh đạo PVTrans lại không biết đối tác là công ty không có hoạt động tài chính, không tài sản bảo đảm, vốn điều lệ chỉ 3.000 đồng.

    Cho doanh nghiệp nước ngoài thuê tàu lớn nhưng phá PVTrans không hề hay biết công ty đối tác chỉ có vốn điều lệ khoảng 3.000 đồng. Ảnh minh họa

    Sau khi cơ quan điều tra khởi tố cựu kế toán trưởng của Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí (PVTrans) để điều tra hành vi nhận lãi ngoài của OceanBank, PVTrans đã lên tiếng về khoản tiền 15 tỷ đồng liên quan đến việc cho thuê tàu có nguy cơ mất trắng.

    Cụ thể, theo thông tin từ PVTrans, năm 2011, do nguồn hàng vận chuyển nội địa sụt giảm mạnh, đội tàu sản phẩm dầu không có việc phải nằm chờ, PVTrans buộc phải đưa đội tàu ra khai thác quốc tế.

    Vì vậy, PVTrans đã ký 5 hợp đồng cho đối tác nước ngoài là công ty Aavanti Shipping & Chartering Ltd (Aavanti) thuê tàu PVT Eagle và tàu PVT Sea Lion thuộc sở hữu của PVTrans. Các Hợp đồng ký ngày 17/1/2012, 20/10/2011, 16/03/2012, 7/5/2012 và 26/4/2012.

    Theo đó, Công ty Womar Tanker Pools thay mặt PVTrans trực tiếp tìm kiếm nguồn hàng cho các tàu, đàm phán ký kết hợp đồng với các khách hàng thuê tàu trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cao nhất cho PVTrans.

    Về việc hợp tác này, tiền cước vận chuyển sau khi thu được từ các khách hàng thuê tàu và trừ đi chi phí khai thác của tàu sẽ được Công ty Womar Tanker Pools trả cho chủ tàu. Trong thời gian thực hiện hợp đồng, các tàu PVT Eagle và PVT Sea Lion của PVTrans đã được Công ty Womar Tanker Pools cho rất nhiều khách hàng thuê, trong đó có Aavanti.

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng đã phát sinh số tiền cước lưu tàu Aavanti phải trả cho PVTrans là 420,4 nghìn USD, số tiền lãi phát sinh cho khoản tiền này ước tính khoảng 245,9 nghìn USD (số tiền lãi này tính 6,5%/ năm cho khoảng thời gian từ khi phát sinh nợ cho tới nay).

    Như vậy, tổng số tiền nợ và lãi phát sinh đến nay khoảng 666 nghìn USD (tương đương khoảng 15,6 tỷ đồng). Khi phát sinh số tiền này, PVTrans đã giao cho Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu Phương Nam (Công ty Phương Nam) thu hồi công nợ tại Aavanti.

    Sau gần 6 năm thu thập thông tin và tìm hiểu đối tác, ngày 12/06/2017, Công ty Phương Nam đã chính thức gửi Công văn 204-17/VTXDPN-KT kèm những văn bản trả lời của công ty luật do Công ty Phương Nam thuê, thông báo kết quả của việc thu hồi số công nợ trên.

    Theo báo cáo điều tra các giao dịch tài chính, Aavanti là Công ty Trách nhiệm hữu hạn có vốn chủ sở hữu đăng ký là 1 đô la Hong Kong (tương đương khoảng 3.000 đồng). Địa chỉ đăng ký kinh doanh của Aavanti tại Hongkong hiện tại là văn phòng của một công ty dịch vụ thư ký đứng tên (là văn phòng đứng tên cho rất nhiều công ty khác).

    Không những thế, Aavanti hiện vẫn tồn tại nhưng không tìm thấy giao dịch tài chính nào qua ngân hàng cũng không sở hữu bất kỳ tài sản nào.

    Cũng trong nội dung công văn gửi PVTrans, Công ty Phương Nam đưa ra nhận định, muốn đưa vụ việc này ra khởi kiện trọng tài, thì bảng chi tiết pháp lí dự kiến mất khoảng 390.000 USD và kể cả có tiến hành kiện thì cũng khó có thể thu hồi được số nợ này.

    Bạch Hiền (t/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/pvtrans-cho-cong-ty-von-dieu-le-3000-dong-thue-tau-nhu-the-nao-a325468.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan