+Aa-
    Zalo

    Quá hạn nộp phạt vi phạm giao thông, có bị phạt thêm tiền?

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Với xe đi mượn, người tham gia giao thông không cần phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu phương tiện, nhưng bắt buộc phải có đủ giấy tờ...

    (ĐSPL) - Với xe đi mượn, người tham gia giao thông không cần phải có giấy ủy quyền của chủ sở hữu phương tiện, nhưng bắt buộc phải có đủ giấy tờ...

    Gửi báo Đời sống & Pháp luật

    Tôi tên là Hoàng Hữu T, vào năm 2013 tôi có cho một người bạn mượn xe. Khi người bạn đi trên tỉnh lộ 8 thì bị bắt vì đi quá tốc độ là 11.5 km và bị giữ giấy đăng kí xe. Tôi đã đến công an huyện để nộp phạt hai lần nhưng cán bộ không cho vi tôi không phải là người vi phạm. Nhưng do điều kiện nên từ trước tới giờ tôi không tìm được người bạn vi phạm để đến lấy giấy đăng kí xe.

    Vậy cho tôi hỏi bây giờ tôi muốn nộp phạt và lấy lại giấy đăng kí xe thì làm như thế nào? Bi bắt vào tháng 11 năm 2013, bây giờ mới nộp phạt thì có lấy lại được giấy đăng ký không ạ?

    Hoang T <[email protected]>

    Quá hạn xử lý vi phạm giao thông, lấy lại giấy tờ xe thế nào?

    Xin được tư vấn cho bạn

    Xử phạt vi phạm giao thông: Theo quy định tại Điều 8, 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, một trong các hành vi bị nghiêm cấm khi điều khiển phương tiện giao thông là vượt quá tốc độ quy định. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vượt quá tốc độ quy định đều bị xử phạt vi phạm hành chính.

    Xe chạy quá tốc độ phạt bao nhiêu tiền?

    Theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP, mức phạt tương ứng đối với hành vi chạy quá tốc độ của từng loại xe như sau:

    Đối với người điều khiển và các loại xe tương tự xe ô tô

    - Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng :

    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:

    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

    - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng:

    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

    - Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng:

    + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h; điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

    + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

    + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông;

    + Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.

    Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

    - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng:

    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

    - Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

    Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

    - Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng:

    + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;

    + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

    - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng:

    Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

    Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

    - Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng:

    Chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

    - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng:

    Chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

    - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

    Chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

    Với trường hợp nêu trên, bạn của bạn đã điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định trên 10km/h đến 20km/h và theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng và kèm theo hình thức xử lý bổ sung tước GPLX một tháng.

    Nếu bạn muốn đến trụ sở đội, trạm CSGT nơi xử lý vi phạm để lấy lại giấy tờ thì bạn của bạn phải làm giấy ủy quyền cho bạn đến giải quyết xử lý vi phạm thay bạn của bạn và nhận lại GPLX cho mình.

    Lưu ý, khi làm giấy ủy quyền phải có dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi bạn cư trú. Trong giấy ủy quyền cần ghi rõ số CMND của bạn và người ủy quyền. Có đủ các loại giấy tờ trên, CSGT sẽ tiến hành giải quyết làm các thủ tục xử lý vi phạm trả lại giấy tờ xe cho người được ủy quyền theo quy định.

    Quá hạn xử lí vi phạm giao thông, lấy lại giấy tờ xe thế nào?

    Khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 107/2014/NĐ-CP) quy định:

    “Điều 75. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

    2. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính. Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.”

    Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2014 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính thì đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 2 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ.

    Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Vì vậy, bạn nên liên hệ với cơ quan đã ra quyết định tạm giữ Giấy phép lái xe để được hướng dẫn giải quyết trực tiếp.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]PGKlVzCYQV[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/qua-han-nop-phat-vi-pham-giao-thong-co-bi-phat-them-tien-a103141.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.