+Aa-
    Zalo

    Giáo dục tiểu học Việt Nam đứng đầu trong 6 nước Đông Nam Á

    • DSPL
    ĐS&PL Việt Nam đứng đầu 6 nước Đông Nam Á về kết quả giáo dục tiểu học. Học sinh tiểu học Việt Nam đứng đầu ở cả 3 năng lực được khảo sát là đọc hiểu, viết, toán học.

    Việt Nam đứng đầu 6 nước Đông Nam Á về kết quả giáo dục tiểu học. Học sinh tiểu học Việt Nam đứng đầu ở cả 3 năng lực được khảo sát là đọc hiểu, viết, toán học.

    Đây là thông tin được phân tích từ kết quả báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) về Chương trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM), tổ chức ngày 1/12.

    Hội nghị được tổ chức tại 7 đầu cầu trực tuyến đặt tại 7 quốc gia gồm Việt Nam, Lào, Myanmar, Malaysia, Campuchia, Phillippine và trụ sở ban thư ký tổ chức SEAMEO tại Bangkok - Thái Lan. Lãnh đạo Bộ Giáo dục các nước chủ trì tại các đầu cầu trực tuyến.

    Tại hội nghị, tổ chức SEAMEO đã cung cấp kết quả Chương trình Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM) năm 2019.

    Trong 6 nước tham gia đánh giá năm 2019 gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, và Phillipine, học sinh tiểu học Việt Nam đứng đầu ở cả 3 năng lực được khảo sát là đọc hiểu, viết, toán học.

    Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về kết quả học tập tiểu học. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

    Cụ thể, ở lĩnh vực đọc hiểu, bài khảo sát của SEA PLM đo lường năng lực học sinh ở 6 mức độ, thì học sinh Việt Nam đạt mức năng lực trung bình cao nhất là 6/6. Tỷ lệ học sinh Việt Nam đạt được mức năng lực thứ 6 là 82%. Malaysia đứng thứ hai với 58% học sinh đạt được mức năng lực thứ 6. Các nước còn lại tỷ lệ đều dưới 10%.

    Ở lĩnh vực viết, bài khảo sát của SEA PLM đo lường năng lực học sinh ở 8 mức độ. Học sinh Việt Nam đạt mức năng lực trung bình là 6/8. Tỷ lệ học sinh đạt mức năng lực thứ 8 là 20%. Tỷ lệ này ở các nước còn lại là 2-4%.

    Ở lĩnh vực toán học, SEA PLM đo lường năng lực học sinh ở 9 mức độ. Học sinh Việt Nam có mức năng lực trung bình là 8/9. Tỷ lệ các em đạt được mức năng lực cao nhất (mức 9) là 42%. Các nước còn lại, tỷ lệ này đều dưới 10%.

    Phân tích kết quả chi tiết của Việt Nam cho thấy, kết quả học tập của học sinh nữ Việt Nam tương đương với học sinh nam ở lĩnh vực toán học và đọc hiểu, nhưng ở lĩnh vực viết, học sinh nữ thành thạo hơn học sinh nam, sự khác biệt khá lớn theo thống kê ở các mức điểm cao nhất (mức 5, 6 và 7).

    Trình độ học vấn của cha mẹ có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của con em. Cụ thể, cha mẹ có trình độ học vấn càng cao thì kết quả học tập của các con càng tốt.

    Khoảng cách học tập của học sinh thành phố và nông thôn theo đánh giá của SEA PLM đã thu hẹp, gần như không còn sự khác biệt. Tuy nhiên, học sinh miền núi, vùng sâu xa vẫn còn khoảng cách khá xa với kết quả học tập của học sinh của các vùng khác.

    Năm 2019, Việt Nam khảo sát chính thức SEA PLM với tại 150 trường với 832 giáo viên, 4837 học sinh và 4160 phụ huynh học sinh.

    Từ kết quả đánh giá và phân tích dữ liệu đánh giá của SEA PLM, bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam xác định các chính sách, chiến lược trước mắt và lâu dài để phát triển giáo dục Tiểu học. Cùng với các giải pháp lâu dài và ngắn hạn khác, Việt Nam tin tưởng sẽ nâng cao hơn chất lượng giáo dục Tiểu học và tiếp tục tham gia SEA PLM trong những năm tới.

    Việt Hương (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/giao-duc-tieu-hoc-viet-nam-dung-dau-trong-6-nuoc-dong-nam-a-a347933.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan