+Aa-
    Zalo

    Quỹ Chính phủ Singapore chi 100 triệu USD mua cổ phiếu Masan

    • DSPL
    ĐS&PL Sau giao dịch này, nhóm GIC hiện đang nắm giữ 152,27 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 13,03%.

    Sau giao dịch này, nhóm GIC hiện đang nắm giữ 152,27 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 13,03%.

    Theo tin từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Ardolis Investment Pte Ltd thuộc quỹ Chính phủ Singapore (GIC) vừa mua vào gần 39 triệu cổ phiếu Masan (MSN) trong phiên giao dịch 14/5.

    Dữ liệu giao dịch cho biết mức giá mà Ardolis Investment mua vào là 60.000 đồng/cp, tương ứng quy mô giao dịch lên tới 2.335 tỷ đồng (xấp xỉ 100 triệu USD).

    Sau giao dịch này, nhóm GIC hiện đang nắm giữ 152,27 triệu cổ phiếu MSN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 13,03%.

    Được biết, trước đó vào năm 2018, GIC cũng từng chi 100 triệu USD để mua vào 24,5 triệu cổ phiếu MSN.

    Trong cơ cấu cổ đông Masan, GIC hiện đang là cổ đông ngoại lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 13,03%, xếp tiếp theo là SK Group (Hàn Quốc) với tỷ lệ sở hữu 9,4%.

    Nhóm GIC hiện đang nắm giữ 152,27 triệu cổ phiếu MSN. Ảnh minh họa

    Mới đây, Masan cũng  vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2020. Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất của DN này ghi nhận mức doanh thu thuần hợp nhất đạt mức 17.632 tỷ đồng, tăng trưởng 116,1% so với mức 8.160 tỷ đồng vào quý 1 năm 2019. Trong đó, một số công ty thành viên của Tập đoàn này đạt được nhiều “dấu ấn”.

    Cụ thể, doanh thu thuần của Masan Consumer Holdings (MCH) đạt mức tăng trưởng 22,4% vào quý 1 năm 2020, được thúc đẩy bởi tăng trưởng 59,7% của ngành hàng thực phẩm tiện lợi và tăng trưởng gấp 3 lần của ngành hàng thịt chế biến. Chiến lược cao cấp hóa và đô thị hóa của MCH tăng tốc với doanh số tăng trưởng 75% tại kênh bán lẻ hiện đại (MT).

    Doanh thu quý 1 của thành viên mới sáp nhập từ Vingroup là VinCommerce (VCM) lần lượt tăng trưởng 40,3% so với quý 1 năm 2019 và 17% so với quý 4 năm 2019. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi các yếu tố gồm: Tăng trưởng doanh số bán hàng cùng cửa hàng (SSSG) đạt mức hai chữ số tại Hà Nội, các thành phố cấp 1 và cấp 2; đóng góp doanh thu của 27 siêu thị VinMart (VM) và 1.192 siêu thị mini VinMart+ (VMP) mới mở cửa trong năm 2019, và tăng trưởng doanh số mạnh mẽ bù đắp cho tốc độ mở rộng điểm bán chậm lại trong quý 1 năm 2020 nhằm tối ưu hóa mạng lưới điểm bán của VCM.

    Mảng kinh doanh thịt của Masan MEATLife tiếp tục mở rộng quy mô, đạt doanh thu thuần 453 tỷ đồng, tăng trưởng 85% so với quý 4 năm 2019.

    Doanh thu thuần của Masan Resources sụt giảm 10,4% do giá khoáng sản tiếp tục ở mức thấp vì tác động của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, MSR kỳ vọng có thể bán đồng tồn kho từ quý 2 năm 2020 trở đi để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và tạo ra dòng tiền mặt tốt hơn.

    Theo báo cáo quý 1/2020 được công bố, doanh thu thuần của Masan tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước và lên cao nhất lịch sử, đạt 17.638 tỷ đồng. Tuy nhiên, Masan lại báo lỗ trước thuế 60 tỷ đồng, lỗ sau thuế hơn 216 tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên Masan báo lỗ, kể từ quý 2/2014.

    Nguyên nhân khiến Masan thua lỗ cho dù doanh thu tăng vọt là do công ty hợp nhất kết quả kinh doanh của VCM, sau khi sở hữu công ty này từ quý 4/2019. VCM là công ty đang điều hành hệ thống siêu thị Vinmart và Vinmart+, đạt doanh thu hơn 8.700 tỷ đồng trong quý 1/2020, chiếm gần 50% tổng doanh thu Masan. Tuy nhiên, VCM lỗ gần 900 tỷ đồng trong quý vừa qua.

    Vũ Đậu(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quy-chinh-phu-singapore-chi-100-trieu-usd-mua-co-phieu-masan-a324443.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan