+Aa-
    Zalo

    Quy định về việc hưởng trợ cấp đối với người cao tuổi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Người cao tuổi khi không còn khả năng lao động cũng như sức khỏe đảm bảo cho cuộc sống. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào đối với nhóm người này?

    (ĐSPL) - Người cao tuổi khi không còn khả năng lao động cũng như sức khỏe đảm bảo cho cuộc sống. Vậy pháp luật có những quy định như thế nào đối với nhóm người này?

    Căn cứ pháp lý:  Nghị đinh 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ

    Khoản 5 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21 tháng 10 năm 2003 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối tượng bảo trợ xã hội có nêu: Đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng là người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

    b) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

    c) Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

    Như vậy, những người là công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên và thuộc 1 trong 3 trường hợp nêu trên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.

    Quy định về việc hưởng trợ cấp đối với người cao tuổi

    Mức trợ cấp:

    -Căn cứ vào Khoản 1 Điều 4 của Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định thì mức hưởng trợ cấp của người cao tuổi hàng tháng là 270.000 đồng.

    -Căn cứ Điều 6 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định:

    1. Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:

    ….

    - Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;

    - Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 5 Nghị định này từ đủ 80 tuổi trở lên;

    - Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;

    -  Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này;

    2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con đồng thời là đối tượng quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 5 Nghị định này thì ngoài chế độ đối với người đơn thân nghèo đang nuôi con còn được hưởng chế độ đối với đối tượng quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 5 hoặc Khoản 6 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP.

    3. Hồ sơ yêu cầu hưởng trợ cấp

    - Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

    - Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).

    - Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận

    [mecloud]p4BU866oFF[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/quy-dinh-ve-viec-huong-tro-cap-doi-voi-nguoi-cao-tuoi-a111181.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.