+Aa-
    Zalo

    Cúng ông Công ông Táo giờ nào là chuẩn nhất?

    • DSPL
    ĐS&PL Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm các gia đình thường làm lễ cúng Táo Quân lên chầu trời. Vậy cúng ông Công, ông Táo giờ nào là chuẩn nhất?

    Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm các gia đình thường làm lễ cúng Táo Quân lên chầu trời. Vậy cúng ông Công, ông Táo giờ nào là chuẩn nhất?

    Ý nghĩa của việc cúng ông Công, ông Táo

    Theo quan niệm dân gian của người Việt, trong gian bếp của mỗi gia đình có ba vị thần canh giữ. Những người này được gọi là Táo quân chuyên trông coi, định đoạt vận may rủi, phúc họa cho gia chủ.

    Ngoài ra, các vị Táo quân còn giúp ngăn cản sự xâm phạm của các thế lực xấu, giữ yên bình cho các thành viên trong gia đình. Người dân Việt Nam thường tổ chức cúng ông Táo vào dịp cuối năm.

    Vào ngày 23 tháng Chạp các gia đình thường làm lễ cúng Táo Quân lên chầu trời - Ảnh: Minh họa

    Cúng ông Công, ông Táo giờ nào là chuẩn nhất?

    Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật từ Bảo tàng dân tộc Việt Nam chia sẻ, trong ngày 23 tháng Chạp, giờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.

    Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người bận công việc nên không thể để cúng, thả cá vào giờ này thì không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo vào lúc giữa trưa. Một số ý kiến khác cho rằng lễ cúng tiễn đưa ông Táo về Trời nên được cúng vào tối ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp Âm lịch.

    Nếu gia chủ vì vướng bận công việc quan trọng thì gia chủ dù bận công chuyện gì quan trọng cũng nên hoàn thành việc cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp vì nếu không, sẽ không kịp giờ để các thần lên thiên đình.

    Lễ vật cúng ông Công, ông Táo - Ảnh: Dân trí

    Theo đó lễ vật cúng Táo Quân gồm: Mũ ông công ba cỗ hay ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

    Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

    Theo quan niệm người Việt, để Táo quân có phương tiện về trời, miền Bắc còn cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá hóa long” nghĩa là cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Con cá chép này sau đó sẽ được “phóng sinh” (thả ra ao, hồ hay sông).

    Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cung-ong-cong-ong-tao-gio-nao-la-chuan-nhat-a258874.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan