+Aa-
    Zalo

    Ý nghĩa tập tục xông nhà ngày Tết cổ truyền Việt Nam

    • DSPL
    ĐS&PL Tập tục xông nhà ngày Tết là một truyền thống đã có từ lâu ở nước ta và mang ý nghĩa tốt đẹp đối với mỗi người con Việt.

    Tập tục xông nhà ngày Tết là một truyền thống đã có từ lâu ở nước ta và mang ý nghĩa tốt đẹp đối với mỗi người con Việt.

    Phong tục lâu đời

    Với ngày đầu tiên trong năm còn gọi là Nguyên đán, Tết đã có một ý nghĩa đặc biệt trang nghiêm. Dân gian quan niệm đây là ngày bắt đầu một năm nên mọi công việc làm trong khoảng 24 tiếng đồng hồ đều có ảnh hưởng trọn năm. Sự xông đất, xuất hành, những cử chỉ đầu tiên, những lời nói đầu năm là điều mà ai cũng phải cẩn ngôn cẩn trọng.

    Xông nhà đầu năm là một trong những phong tục ngày Tết quan trọng ở Việt Nam - Ảnh: Minh họa

    Chính vì vậy mà sau thời điểm giao thừa lúc 12h00 đêm cuối năm (âm lịch), bước vào những giờ phút đầu tiên của năm mới người Việt Nam từ xưa rất coi trọng tục “xông đất đầu năm”. Khi lễ giao thừa đánh dấu một năm đã qua, nhường cho một năm mới tốt đẹp đến, nhà ở được coi như hoàn toàn đổi mới, người bước chân tới xông đất sẽ là sứ giả do sự may mắn đưa đến.

    Do đó, mọi người đã cân nhắc kỹ về nhân phẩm, chức phận, sự giàu sang, cũng như về tính tình, hạn vận khi mong cầu người đến xông nhà ngày đầu năm là hệ trọng hơn cả. Chính vì nghĩ đến ảnh hưởng của việc xông đất đến việc làm ăn cho cả năm, nên các bậc cao niên rất thận trọng đối với người đến đầu tiên trong ngày Nguyên Đán để long trọng mang lại giúp họ sự tốt lành suốt năm mới.

    Ý nghĩa tục xông đất

    Tục xông đất của người Việt có ý nghĩa thể hiện sự khát vọng về sự thịnh vượng, an khang của mọi người khi bước sang năm mới.

    Việc xông đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ trong cả năm - Ảnh: Minh họa

    Người ta cho rằng, việc xông đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận mệnh của gia chủ trong cả năm. Do đó nếu được người xông đất tốt sẽ giúp gia chủ làm ăn tốt, mọi chuyện đều tốt lành. Tốt và xấu ở đây được đánh giá là "duyên" và "vía". Theo quan niệm dân gan, duyên và vía đều liên quan đến cá tính và đạo đức của từng người.

    Hiện nay, theo thời gian, những phong tục tập quán xưa có nhiều thứ mất đi hoặc mờ dần đi.

    Tục xông đất cũng vậy, người ta xông đất bà con, bạn bè nhưng đa phần là vui vẻ chứ không nặng chuyện may rủi, hậu vận như trước đây. Do đó, tất cả mọi người xông đất và chủ nhà đều thoải mái và nhẹ nhàng.

    Quỳnh Chi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/y-nghia-tap-tuc-xong-nha-ngay-tet-co-truyen-viet-nam-a259230.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan