+Aa-
    Zalo

    Rầm rộ thị trường kính mắt “vàng thau lẫn lộn”: Bán hàng nhái sẽ bị tịch thu và xử lý hình sự nếu nghiêm trọng

    • DSPL
    ĐS&PL Hàng hóa kính mắt giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu… không được phép của chủ sở hữu...

    Theo Luật sư:Hàng hóa kính mắt giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu… không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý vi phạm bản quyền về nhãn hiệu”.

    Vừa qua báo Đời sống và Pháp Luật có đăng tải bài viết Rầm rộ thị trường kính mắt “vàng thau lẫn lộn”, hàng fake chiếm 80% để phản ánh về việc các ông lớn kính mắt tại Việt Nam như: Công ty TNHH kính mắt Quang Hưng (Kính mắt Quang Hưng) tại số 20 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa;  Công ty TNHH kính mắt Quang Nhãn (Kính mắt Quang Nhãn) tại 98 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông; cửa hàng Kính mắt Việt Quang tại 123 Trần Phú, cạnh học viện An Ninh, quận Hà Đông đang bày bán những loại kính mắt hàng fake, nhái rất giống sản phẩm chính hãng khiến người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là sản phẩm tốt.

    Cửa hàng Kính mắt Quang Hưng tại 20 Tôn Thất Tùng 

    Trong vai người tiêu dùng có nhu cầu mua kính mắt thời trang, PV đã tới 3 cơ sở trên để hỏi mua, điều đặc biệt là nhân viên tại 3 cơ sở này đều chỉ dẫn chúng tôi tới nơi bày bán những loại kính mắt hàng fake các thương hiệu nổi tiếng như rayban, lacoste, Gucci, Montblanc, LindaFarrow,… có giá “sinh viên”. Khi hỏi về xuất xứ của những thương hiệu kính mắt nổi tiếng vì sao lại có giá "sinh viên", tất cả nhân viên tại Kính mắt Quang Hưng và Việt Quang đều khẳng định vì là hàng Trung Quốc làm nhái?.

    Còn tại kính mắt Quang Nhãn một nam nhân viên tên T. tiết lộ: “Những cái này sản xuất theo dây chuyền, công ty nhập từng lô về bán, nhập nhiều thì giá sẽ rẻ hơn. Còn hàng chính hãng chỉ phân phối lại để lấy hoa hồng nên kính chính hãng cùng một mã, giá toàn quốc sẽ như nhau, nếu đổi giá sẽ được báo trước”.

    Sản phẩm kính mắt quảng cáo hàng hiệu nhưng giá sinh viên tại một số của hàng kính mắt có tiếng ở Hà Nội

    Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, luật sư Trần Văn Thi - Công ty Luật TNHH một thành viên Trần Bros (đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho hay: “Theo quy định tại khoản 2 điều 213 Luật sở hữu trí tuệ “hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý”. Như vậy, có thể thấy những cửa hàng bán kính đã vi phạm bản quyền về nhãn hiệu.

    luật sư Trần Văn Thi - Công ty Luật TNHH một thành viên Trần Bros

    Căn cứ nghị định 124/2015 /NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP ( Bổ sung 1 số điều của NĐ 185/2013).

    Luật sư Thi cho biết thêm: “Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị xử dụng tủy mức độ có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo đó, có nhiều mức phạt áp dụng, thấp nhất là 500.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng, cao nhất là 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định ở trên nếu hàng giả thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ- CP. Ngoài ra, người vi phạm phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. 

    Trường hợp buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa thì bị xử lý theo Điều 13 Nghị định 185/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền thấp nhất là 200.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị dưới 1.000.000 đồng, mức phạt tiền cao nhất 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định ở trên đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 185/2013/NĐ- CP. Người vi phạm phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả

    Trường hợp, chủ các cơ sở kinh doanh đã từng bị xử lý hành chính nhưng vẫn vi phạm hoặc hành vi gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị khởi tố và tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 192 Bộ luật Hình sự 2015.

    Liên quan tới vấn đề trên PV đã liên hệ tới công ty kính mắt Quang Hưng để tiếp tục thông tin tới người tiêu dùng. Sau khi nhận thông tin phản ánh, quản lý kính mắt Quang Hưng trao đổi sẽ thông tin lại PV nhưng 10 ngày trôi qua chúng tôi vẫn không nhận được bất kỳ phản hồi nào từ đơn vị này, hệ thống các cửa hàng trên vẫn thản nhiên bày bán sản phẩm nhái?.

    Hiện PV đang liên hệ tới các cơ quan chức năng và tiếp tục thông tin...

    Công Đức   

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ram-ro-thi-truong-kinh-mat-vang-thau-lan-lon-ban-hang-nhai-se-bi-tich-thu-va-xu-ly-hinh-su-neu-nghiem-trong-a251012.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan