+Aa-
    Zalo

    Rợn người quá trình “tịnh thân” của nữ thái giám trong lịch sử Trung Quốc

    • DSPL
    ĐS&PL Đa phần các cô gái sau khi phẫu thuật để trở thành thái giám đều chết vì bị sốc, nhiễm trùng vết thương hoặc vì biến chứng sau phẫu thuật.

    Đa phần các cô gái sau khi phẫu thuật để trở thành thái giám đều chết vì bị sốc, nhiễm trùng vết thương hoặc vì biến chứng sau phẫu thuật.

    Ảnh minh họa.

    Nhắc đến thái giám hay hoạn quan, đa số mọi người sẽ liên tưởng tớ những người đàn ông mặt trắng, môi đỏ, nói chuyện ẻo lả, tay cầm phất trần.

    Tuy là đàn ông nhưng những người này lại không được công nhận là nam giới vì tất cả bọn họ đều đã bị phẫu thuật cắt mất bộ phận sinh dục trước khi được vào hậu cung để hầu hạ.

    Có lẽ vì hình tượng thái giám trên màn ảnh quá ấn tượng mà mọi người đều đinh ninh tất cả thái giám đều là nam giới bị hoạn. Tuy nhiên, thực tế trong lịch sử Trung Quốc vẫn có sự tồn tại những thái giám nữ. 

    Theo lịch sử, sự hiện diện của nữ thái giám đã xuất hiện từ cách đây hơn 3.000 năm vào thời nhà Chu. Trong Chu Lễ - Thiên Quan cũng từng có một chương cũng nhắc đến vai trò của nữ quan trong hậu cung. Tuy nhiên số lượng nữ thái giám xuất hiện trong sử sách lại không nhiều.

    Để biến một người con gái bình thường thành nữ thái giám trong cung, người ta tìm mọi cách để người ấy không thể mang thai.

    Dùng thuốc không có tác dụng, các nữ thái giám phải chịu hình tàn khốc, đó chính là bị gậy nhỏ đập vào bụng để sa dạ con, vô sinh. Sau đó, các nữ thái giám uống 1 loại thuốc mê để quên dần cảm giác, các nữ y dùng cây móc đặc biệt để kéo buồng trứng và các bộ phận trong âm đạo ra ngoài.

    Xong xuôi, họ dùng loại dây được làm từ gân trâu bò để buộc chặt ống nối rồi cắt bỏ. Vì miệng vết thương đã được buộc chặt bằng dây gân trâu bò nên sẽ tránh được tình trạng mất máu quá nhiều.

    30 phút sau, các nữ y dùng một loại tro được đốt từ thảo dược bí truyền bôi lên vết thương, chờ 3 tháng nghỉ ngơi để lành lặn và bắt đầu công việc được giao.

    Đa phần các cô gái sau khi phẫu thuật đều chết vì bị sốc, nhiễm trùng vết thương hoặc vì biến chứng sau phẫu thuật. Chỉ có những người còn sống mới được coi là nữ thái giám. Và chỉ những ai có thành tích xuất sắc nổi trội mới được phong làm nữ quan.

    Ảnh minh họa.

    Tuy nhiên theo nhận định của báo Phượng Hoàng (Ifeng), điều may mắn nằm ở chỗ cổ nhân Trung Hoa xưa đối với quá trình tịnh thân của các nữ thái giám cũng yêu cầu không quá mức khắt khe như đối với các nam hoạn quan.

    Nếu những cô gái này thức thời bỏ ra chút tiền bạc, quá trình đau đớn và rủi ro nói trên có thể được miễn hoặc tiến hành một cách qua loa chỉ để che mắt.

    Trên thực tế, mục đích của quá trình tịnh thân đối với các nữ thái giám chủ yếu là để đánh vào phương diện tinh thần của họ.

    Thứ mà giai cấp thống trị muốn lấy đi của những cô gái ấy không đơn thuần chỉ là khả năng sinh đẻ mà còn là tôn nghiêm, là linh hồn của họ, để rồi từ đó biến họ trở thành những công cụ vô tri vô giác và chỉ có thể hết lòng phục tùng mệnh lệnh của chủ nhân mà thôi…

    Nhiệm vụ của nữ thái giám là hầu hạ hoàng đế, cai quản dạy dỗ các cung nữ trong hậu cung và chăm sóc cho các hoàng tử công chúa. Những ai tài giỏi, thông thạo tri thức thì sẽ được hoàng đế ưu ái giao cho nhiệm vụ dạy dỗ các công chúa.

    Tuy nhiên thực tế là địa vị của họ ở chốn hậu cung vẫn rất thấp vì bị coi thường và đối xử bất công dù được phong làm nữ quan.

    Đa phần nữ thái giám đều không có cuộc sống hạnh phúc, phải cô độc đến hết cuộc đời vì họ đã mất đi khả năng sinh con, lại thường xuyên bị bệnh tật dày vò vì di chứng sau khi bị phẫu thuật.

    Mộc Miên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ron-nguoi-qua-trinh-tinh-than-cua-nu-thai-giam-trong-lich-su-trung-quoc-a354803.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan