+Aa-
    Zalo

    Rượu ba kích liệu có thực sự hiệu quả trong việc tăng cường “bản lĩnh đàn ông”?

    • DSPL
    ĐS&PL Cây ba kích có khá nhiều tác dụng nhưng các chuyên gia khuyến cáo rượu ba kích cần được ngâm đúng cách và dùng đúng liều.

    Cây ba kích có khá nhiều tác dụng nhưng các chuyên gia khuyến cáo rượu ba kích cần được ngâm đúng cách và dùng đúng liều.

    Ngày 17/11 vừa qua, cộng đồng mạng xôn xao trước vụ người đàn ông 40 tuổi bị “cương dương” suốt 30 tiếng sau khi mua rượu ba kích về uống. Nhiều người không khỏi tò mò liệu loại rượu này có thực sự có tác dụng như lời đồn, là “thần dược” cho những người đàn ông đang “bị yếu ở chỗ đó”.

    Nói về ba kích, đây là một loại cây dây leo có dạng thân thảo, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như ba kích thiên, diệp thảo liệu, dây ruột gà hoặc đan điền âm vũ. Cây mọc thành bụi ven rừng ở độ cao dưới 500m.

    Cây ba kích có hai loại là ba kích tím và ba kích trắng, trong đó loại thứ nhất được trồng phổ biến hơn. Loại ba kích tím có củ màu vàng sậm, phần thịt bên trong màu hành tím nhưng khi cho vào ngâm rượu sẽ ngả màu tím sậm. Trong khi đó, củ của cây ba kích trắng có màu vàng nhạt với phần thịt màu trắng trong, khi ngâm rượu thì chuyển sang màu tím nhạt.

    Hình ảnh cây ba kích.

    Được biết, loài cây này có tác dụng làm mát gan, kích thích tiêu hóa, giảm căng thẳng, thanh lọc cơ thể và bổ sung vitamin B1 giúp người dùng khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng. Ba kích cũng có thể tăng cường sức đề kháng chống chọi bệnh tật cho người già yếu ớt và trẻ nhỏ, giúp các vết thương sớm khép miệng, ngăn vi khuẩn tấn công vết thương do chứa vitamin C.

    Bên cạnh đó, một số bộ phận của cây ba kích có thể được dùng như dược liệu chữa bệnh phong thấp, giảm huyết áp và bổ dương. Loại cây này cũng được sử dụng như nguyên liệu trong một số món ăn để tăng cường sinh lực cho nam giới.

    Tuy nhiên, TS. Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) cho biết, loại cây này không thể gây nên tình trạng cương dương trong thời gian dài như trường hợp của người đàn ông 40 tuổi nói trên.

    Dược sĩ Phan Văn Hiệu từng có nhiều năm nghiên cứu về cây ba kích tím ở Quảng Ninh cũng đồng ý với ý kiến của TS Phạm Việt Hoàng, cho rằng ba kích cùng các loại thảo dược khác không thể có tác dụng nhanh và mạnh tới vậy.

    Rượu ba kích có tác dụng tráng dương, tăng cường sinh lực cho nam giới nhưng phải dùng đúng liều lượng.

    Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM, ba kích quả thực có tác dụng tráng dương, tăng cường sinh lực cho đàn ông, cải thiện chuyện phòng the nhưng chỉ ở mức độ hỗ trợ cải thiện, không có tác dụng ngay tức thời. Loại rượu này cũng không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng rối loạn cương dương.

    Vị lương y này cũng lưu ý, rượu ba kích về cơ bản là một loại rượu thuốc nên cần được ngâm đúng cách. Khi ngâm, ba kích cần được bỏ lõi, theo đúng liều lượng 100g ba kích khô với 1 lít rượu. Rượu ba kích cũng không thể đem ra nhậu, mỗi ngày chỉ được uống từ 30 – 50 ml, chia thành 2 – 3 lần.

    Nhìn chung, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có cơ sở khoa học nào khẳng định rượu ba kích hay bất cứ loại rượu nào khác có khả năng giúp nam giới dẻo dai và mạnh mẽ hơn trong “chuyện ấy”.

    Thay vì tìm kiếm các loại rượu được cho là “thần dược” bổ thận tráng dương, nam giới nên duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện dức khỏe, có chế độ ăn uống khoa học và hạn chế sử dụng rượu bia cũng như các chất kích thích.

    Đinh Kim(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/ruou-ba-kich-lieu-co-thuc-su-hieu-qua-trong-viec-tang-cuong-ban-linh-dan-ong-a346608.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan