+Aa-
    Zalo

    Sai lầm khi dùng đậu đen khiến nhiều người "hối không kịp"

    • DSPL
    ĐS&PL Đậu đen rất tốt cho cơ thể nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ mang lại nhiều bất lợi khôn lường cho sức khỏe.

    Đậu đen rất tốt cho cơ thể nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ mang lại nhiều bất lợi khôn lường cho sức khỏe.

    Đậu đen được đánh giá cao về hàm lượng chất xơ cũng như protein. Trong đậu đen có chứa nhiều khoáng chất, vitamin cùng 10 loại axit amin có tác dụng hạ huyết áp, hỗ trợ giảm cân, điều trị tiểu đường, tăng cường xương và hệ tim mạch... Ngoài ra, chất Polyphenol trong đậu đen còn là hợp chất được biết đến với tác dụng chống lão hóa cao.

    Đậu đen dùng sai lầm có thể mang lại nhiều tác hại cho sức khỏe.

    Lương y Bùi Hồng Minh, Phó chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, cho hay, đậu đen trong Đông y là vị thuốc có vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ thận âm, bổ gan, thanh nhiệt giải độc lợi tiểu.

    Trong dân gian đậu đen được dùng để chữa một số chứng phong nhiệt nhức đầu, sốt nóng, sợ gió do thận gan yếu: Đau lưng, mỏi gối, bí đái, mụn nhọt, nở ngứa... Đậu đen còn được dùng nấu nước tẩm chế một số vị thuốc khác.

    Người lớn trẻ nhỏ thường xuyên bị táo bón nên dùng nước đậu đen có tác dụng bổ gan thận. Người huyết áp cao suy nhược cơ thể dùng đậu đen cũng sẽ rất tốt. Người bị nóng trong phá nhiệt ra ngoài nên dùng đậu đen.

    “Trong những ngày hè nóng bức có thể dùng nước đậu đen uống giải nhiệt rất tốt. Đi nắng về đang khát ra mồ hôi dùng nước đậu đen uống để hạ nhiệt dương có tác dụng giảm nhiệt cơ thể, giải cảm nắng. Đậu đen là loại hạt lành tính tuy nhiên không nên lạm dụng...”, lương y Bùi Hồng Minh nói.

    Dưới đây là những sai lầm khi dùng đậu đen làm hại sức khỏe:

    Uống thay nước

    Uống nước đậu đen rang thay nước lọc là sai lầm.

    Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng trẻ em (Viện dinh dưỡng Quốc gia), nước đậu đen rang là một loại nước uống dinh dưỡng nhưng khi dùng cần có những lưu ý nhất định.

    Không thể dùng loại nước này để thay thế cho nước uống hàng ngày bởi sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ trong những ngày nắng nóng mẹ dùng nước đậu đen cho con uống thay nước có thể khiến cho trẻ không hấp thu được dinh dưỡng dẫn tới thấp còi, suy dinh dưỡng.

    Uống chung với sắt kẽm, canxi

    Đậu đen thuộc vào nhóm thực phẩm có chứa nhiều phytat, chất này gây cản trở cho việc hấp thu của các khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, phốt pho… Nếu cơ thể kém hấp thu các vi chất trên sẽ dẫn tới thiếu máu, loãng xương. Phytat nhiều có thể ức chế một số enzyme tiêu hóa.

    Bởi vậy, bạn không nên dùng nước đậu đen để uống các loại thực phẩm chức năng trên. Thời gian lý tưởng để uống chúng là cách nhau khoảng 4 tiếng đồng hồ.

    Người có bệnh tiêu hóa kém

    Lương y Bùi Hồng Minh cho hay không phải ai cũng có thể dùng được đậu đen để giải nhiệt trong những ngày hè. Người mắc bệnh viêm đại tràng, tì vị hư, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen.

    Trong trường hợp muốn dùng thì nên rang hạt đậu đen để ôn ấm vị và dùng với số lượng ít, thưởng thức là chính.

    Dùng bao nhiêu đậu đen là đủ

    Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không nên dùng đậu đen.

    Chuyên gia khuyến cáo, trẻ em dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên sử dụng đậu đen do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện đầy đủ. Trẻ lớn hơn có thể dùng nhưng với liều lượng hạn chế

    Đối với người khỏe mạnh không có bệnh lý như đã kể trên ngày uống 1-2 ly nước đậu đen là đủ. Người có bệnh lý tiêu hóa chỉ nên dùng tuần 1-2 ly, thưởng thức là chính. Vào những ngày nắng nóng, không nên dùng nước đậu đen với đường mà tốt nhất cho một chút muối vào để bổ sung chất điện giải

    Thực hư tin đồn nuốt 49 hạt đỗ đen sống, chữa được bách bệnh?

    PGS.TS Trần Quốc Bình, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, khẳng định, hiện nay, chúng ta chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc nuốt 49 hạt đậu đen có thể chữa bách bệnh. Nuốt đậu đen sống có thể có thể gây tiêu chảy, loét dạ dày, xuất huyết dạ dày với những người cơ địa kém, trẻ nhỏ và người cao tuổi.

    Minh Khôi (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sai-lam-khi-dung-dau-den-khien-nhieu-nguoi-hoi-khong-kip-a329499.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan