+Aa-
    Zalo

    Sai lầm khi thiết kế phòng vệ sinh trong nhà

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Theo những nguyên tắc về cách bố trí phong thủy thì một trong những điều đại kỵ là không bao giờ được xây dựng nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm của ngôi nhà.

    (ĐSPL) - Theo những nguyên tắc về cách bố trí phong thủy thì một trong những điều đại kỵ là không bao giờ được xây dựng nhà vệ sinh ở vị trí trung tâm của ngôi nhà.

    Tuy nhiên, do điều kiện và địa thế mảnh đất mà hiện nay, rất nhiều gia đình vẫn xây dựng các khu vệ sinh ở khu vực gầm cầu thang để tiết kiệm diện tích. Theo các chuyên gia phong thủy học thì khi để phòng vệ sinh ở khu vực trung tâm của ngôi nhà, lại sát khu vực bếp sẽ tạo ra uế khí ảnh hưởng tới vận khí tài lộc của gia đình và đặc biệt là tác động xấu tới sức khỏe của chính gia chủ.

    Tiết kiệm diện tích làm hỏng vượng khí

    Trong phong thủy các luồng sinh khí luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi những khu cầu thang sẽ là nguồn dẫn khí cho toàn bộ ngôi nhà thì việc bố trí nhà vệ sinh tại khu vực này sẽ làm cản trở các vượng khí vào trong ngôi nhà. Hiện nay một số nhà cửa phòng vệ sinh còn được gia chủ vô tình bố trí đối diện với cửa chính hoặc khu bếp, điều này có thể sẽ ảnh hưởng rất xấu tới tài lộc, sức khỏe của gia chủ.

    Khu vực trung tâm của ngôi nhà được ví như là một lá phổi cung cấp sinh khí cho toàn bộ căn nhà cũng như gia chủ, nếu như việc bố trí phòng vệ sinh ở đây sẽ sinh ra nhiều uế khí, mang nặng tính âm từ đó sẽ tác động một cách tiêu cực tới đời sống, sức khỏe.

    Theo phân tích của các chuyên gia phong thủy học thì thông thường nhà vệ sinh được hiểu là nơi ẩm ướt, mang nhiều âm khí, trong khi đó, các nguồn sinh khí từ ngoài đi vào nhà tới đây sẽ bị cản lại. Chính điều này sẽ khiến cho cuộc sống của gia chủ luôn diễn ra sự căng thẳng, thậm chí là dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.

    Chiếu theo xu thế xây nhà vệ sinh hiện nay thì thường xảy ra ba sai lầm cơ bản. Sai lầm đầu tiên đó chính là việc xây cửa phòng vệ sinh đối diện với cửa chính diện của ngôi nhà. Cửa chính trong khái niệm phong thủy còn được hiểu là “khẩu khí”, nghĩa là một nơi đón nhận những luồng vượng khí bên ngoài vào trong ngôi nhà.

    Việc cửa phòng vệ sinh được đặt đối diện với cửa chính sẽ cản trở việc này, không cho các luồng sinh khí tài lộc vào trong nhà. Khi mà vượng khí bị cản trở nó sẽ tác động xấu đến thể trạng, tâm lý của gia đình, khiến cho cuộc sống đôi lúc gặp chuyện bế tắc không thể giải quyết, những mâu thuẫn tự nhiên cứ bộc phát một cách vô cớ.

    Lỗi thứ hai trong việc đặt vị trí phòng vệ sinh đó là để gần khu bếp, thậm chí cửa phòng vệ sinh mở ra nhà bếp. Trong nguyên tắc về phong thủy nhà ở, nhà vệ sinh tượng trưng cho Thủy khí, trong khi đó, nhà bếp lại là Hỏa khí, mà theo thuyết ngũ hành thì Thủy và Hỏa khắc nhau nên hai thứ này không bao giờ để gần nhau.

    Khu bếp luôn được hiểu là nơi giữ ấm cho cả ngôi nhà, giúp cho đời sống, tình cảm, tâm lý của mỗi thành viên thoải mái hơn, nhưng vì có nhà vệ sinh ở bên cạnh Thủy sẽ khắc Hỏa vì đó mà sẽ ảnh hưởng không tốt tới dương khí của nhà bếp. Cùng với việc này, phòng vệ sinh có nhiều uế khí để gần nhà bếp sẽ ám vào thức ăn, từ đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của gia chủ, thậm chí là khiến cho gia đình hao tài tốn của…

    Phân tích kỹ hơn về vấn đề này, các chuyên gia phong thủy đều có chung quan điểm rằng hầu hết việc xây dựng phòng vệ sinh hiện nay phạm một số sai lầm sau: Thứ nhất, theo “Lạc Thư” thì phương vị trung tâm thuộc Thổ, của nhà vệ sinh thuộc Thủy. Nếu đặt ở vị trí trung tâm sẽ phát sinh Thổ khắc Thủy gây những tai họa khó lường cho đường tài vận của chủ nhà.

    Thứ hai, không khí và nước ô nhiễm từ nhà vệ sinh từ trung tâm lan ra các phòng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khí của căn nhà. Điều này bất lợi cho sức khỏe của các thành viên trong nhà. Thứ ba, trung tâm của căn nhà cũng được coi như trái tim con người, trái tim mà bị ô nhiễm thì dù có sử dụng bất cứ biện pháp nào về phong thủy, căn nhà sẽ vẫn gặp điều không may. Thậm chí nó còn làm hỏng đại vận mà căn nhà mang lại cho gia chủ.

    Cách khắc phục khi đã trót xây phòng vệ sinh giữa nhà. Ảnh minh họa.

    Cách khắc phục khi đã trót xây dựng sai vị trí phòng vệ sinh

    Chiếu theo những nguyên tắc này thì có rất nhiều hộ gia đình đã phạm phải lỗi trong thiết kế vị trí phòng vệ sinh. Tuy nhiên, dù đã trót xây dựng kiên cố rồi nhưng các gia chủ vẫn có thể khắc phục bằng một số phương pháp cụ thể để có thể tiêu trừ đi những ảnh hưởng xấu từ việc xây dựng sai vị trí của phòng vệ sinh.

    Một trong những biện pháp mà nhiều nhà phong thủy học hiện nay khuyên các gia chủ thực hiện đó chính là việc để thạch anh bảo bình bên trong các phòng vệ sinh. Đá thạch anh vốn được biết đến là loại đá có dương khí rất mạnh, có tính chất hút âm khí trong nhà vệ sinh, hóa giải một phần lớn khí xấu trong nhà vệ sinh giúp cải thiện sức khỏe, gia đạo và tài lộc.

    Khi sử dụng thạch anh bảo bình trong nhà vệ sinh nên có chứa nước bên trong để tăng uy lực. Khi khí đá trong bình chuyển màu vàng hoặc xám thì lấy nước sạch lau rửa rồi cho vào vị trí cũ. Chỉ với phương cách đơn giản này, có thể vừa khắc phục và giảm thiểu đáng kể những vận “xấu” do việc thiết kế nhà vệ sinh sai vị trí, đồng thời còn mang lại cho gia đạo thêm nhiều bình an và may mắn.

    Việc sử dụng nhiều hay ít đá thạch anh phụ thuộc vào diện tích của từng phòng vệ sinh to hay nhỏ, cùng với đó là khả năng kinh tế của chủ nhà. Đá thạch anh mua loại nhỏ như những viên sỏi để vào trong một bình sứ miệng lớn rồi đặt vào bên trong nhà vệ sinh vừa hút được âm khí lại vừa dễ bảo quản tránh thất thoát.

    Hiện nay, khi thiết kế nhà vệ sinh, các gia chủ thường không mấy chú ý tới phần cửa sổ. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng hiện nay thường thì khi thiết kế các căn biệt thự, nhà cao tầng, người ta nhớ đến sự phối hợp giữa các gian phòng trong cùng một tầng nhưng lại quên mất mối quan hệ giữa các tầng. Nhà vệ sinh nếu nằm trên phòng ngủ sẽ là điều vô cùng nguy hại. Hung khí sẽ tập trung trong chính căn phòng ngủ ấy khiến cho sức khỏe người ở sẽ giảm sút rõ rệt.

    Theo nguyên lý “gia tướng học” Trung Quốc cổ truyền thì nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ. Người xưa cho rằng, nước chảy xuống dưới làm ẩm kết cấu bên dưới, về lâu dài phòng ngủ bị ẩm thấp, dễ phát sinh phát bệnh liên quan đến nội tiết. Nếu như nhất thiết phải đặt nhà vệ sinh trên lầu thì bạn nên thiết kế kéo rộng khoảng cách với phòng ngủ và nằm trên một trục thông nhau giữa các nhà vệ sinh. Như vậy sẽ tránh được tai ương cho các thành viên trong căn nhà.

    Chính vì lý do này mà các gia chủ có thể thiết kế thêm một cửa sổ hoặc một đường ống thông khí ra bên ngoài. Đây sẽ là con đường giúp giải phóng uế khí, giảm âm khí trong nhà vệ sinh và điều hòa các nguồn khí với bên ngoài. Cùng với đó là việc thiết kế lại các khu cửa phòng vệ sinh làm sao cho giảm sự đối nghịch với cửa chính, khu bếp để các luồng sinh khí vào trong nhà tốt hơn, tạo tích cực cho bố trí phong thủy của cả ngôi nhà.

    (Bài được tham khảo bởi nhiều tài liệu của Hiệp hội phong thủy dịch học thế giới phân hội Việt Nam. Thông tin trong bài mang tính chất tham khảo).

    ĐOÀN LÂM PHONG

    (Bài đã được đăng trên trang Pháp luật & Cuộc sống – một chuyên trang của báo Đời sống và Pháp luật)

    Xem thêm Video: Thầy phong thủy dự đoán gì về năm con Dê?

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sai-lam-khi-thiet-ke-phong-ve-sinh-trong-nha-a90839.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan