+Aa-
    Zalo

    "Săn cáo 2014": Chiến dịch chống tham nhũng ở nước ngoài của TQ

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Chiến dịch "săn cáo" của Trung Quốc hiện đang gặp phải không ít trở ngại trong việc đưa các quan chức tham nhũng vốn đang lẩn trốn ở nước ngoài về nước xét xử.
    (ĐSPL) - Chiến dịch "săn cáo" của Trung Quốc hiện đang gặp phải không ít trở ngại trong việc đưa các quan chức tham nhũng vốn đang lẩn trốn ở nước ngoài về nước xét xử.
    Sau khi “đả được hổ” và “diệt được ruồi”, "săn cáo" là chiến dịch mới nhất của Bắc Kinh nhằm truy bắt các quan chức tham nhũng đã trốn ra nước ngoài. “Săn cáo 2014” nghe giống như tên một bộ phim bom tấn về chủ đề xã hội đen hay tình báo. Trên thực tế, đó là tên gọi cho chiến dịch bắt giữ tội phạm kinh tế đang lẩn trốn ở nước ngoài của cơ quan an ninh Trung Quốc.
    Theo tin tức từ báo chí Trung Quốc, chiến dịch “săn cáo 2014” bắt đầu từ ngày 22/7 và bước đầu đã tạo nên những thành công quan trọng. Tuy nhiên, nếu như chiến dịch chống tham nhũng trong nước đã khiến một vài “con hổ” lớn và rất nhiều “ruồi” đã bị "hạ gục" mỗi tuần thì chiến dịch “săn cáo” lại chưa thực sự được nhiều thành công lớn. Mới chỉ có 1 hoặc 2 quan chức tham nhũng Trung Quốc bị bắt giữ và đưa về nước xét xử.
    Chiến dịch "săn cáo" không dễ thành công
    Tạp chí The Diplomat bình luận nếu Trung Quốc tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng, bước quan trọng nhất là cắt đứt được đường lui của những kẻ phạm tội. Nếu không có một hệ thống pháp lý đầy đủ để chống tham nhũng, chiến dịch chống tham nhũng sẽ chỉ phụ thuộc hầu hết vào sự ngăn chặn và những biện pháp răn đe với hy vọng quan chức sẽ không dám tham ô. Trên thực tế, trong suốt hàng ngàn năm lịch sử Trung Quốc, đây là cách duy nhất để chống tham nhũng.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Nhưng ngày nay, biện pháp này không còn nhiều tác dụng vì quan tham và tài sản của họ đã được chuyển ra nước ngoài (hay nói đơn giản là ôm tiền bỏ trốn) cũng như mang theo cả gia đình rời khỏi đất nước.
    Để ngăn nạn tham nhũng, Trung Quốc đã theo đuổi “chính sách ánh dương” nhằm đưa tài sản của quan chức được đăng ký và công khai. Do vậy, những quan chức tham lam sẽ phải suy đi tính lại trước khi tham nhũng. Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh không thể cắt đứt khả năng chuyển tài sản ra nước ngoài của các quan chức thì những quan tham vẫn có khả năng trốn ra nước ngoài để tránh khỏi vòng luật pháp. Và sau đó, những kẻ tham nhũng chịu sự trừng phạt của pháp luật còn người thân của họ vẫn được thụ hưởng số tiền ăn cắp được ở nước ngoài.
    Nếu như “hổ” (những mục tiêu lớn) và “ruồi” (có mặt khắp nơi và có thể bị bắt dễ dàng), “cáo” lại khá khôn ngoan. Đó dường như cũng là lý do mà Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đồng loạt ra thông báo ngày 10/10 kêu gọi các "tội phạm kinh tế" đang lẩn trốn ở nước ngoài hãy trở về nước.
    Theo The Diplomat, chính phủ Trung Quốc rất khó có khả năng bắt được "cáo" nên phải tìm cách đưa chúng trở về bằng lời hứa khoan hồng. Một lý do khác là không dễ dàng để nhà chức trách Trung Quốc có thể săn được "cáo" với hệ thống luật pháp giữa các quốc gia đều có sự khác nhau nhất định.
    Chỉ có một vài quốc gia có thỏa thuận dẫn độ với Trung Quốc trong khi đa số các quốc gia phương Tây mà các quan chức tham nhũng lẩn trốn lại không nằm trong số này. Trường hợp của Lai Trường Hưng. Để đưa được ông ta từ Canada về nước, các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc và Bộ Chính trị nước này đã phải can thiệp. Trong nhà tù, ông Lai còn phàn nàn rằng, Canada đã bán mình còn Trung Quốc không giữ lời hứa bí mật rằng ông sẽ được trả tự do "vì lý do sức khỏe".

    Ảnh minh họa.

    Rất khó để thiết lập một hệ thống dẫn độ do chế độ chính trị và sự khác biệt trong định nghĩa “tham nhũng” của từng quốc gia. Các quan chức trốn sang phương Tây hầu như đều mang theo các tài liệu mật hoặc các “bí mật quốc gia”. Nếu thất bại, họ có thể tuyên bố mình là mục tiêu “đàn áp chính trị”. Trong những trường hợp đó, các nước phương Tây không sẵn sàng để cho hồi hương những người này.
    Chặn đường rút lui của các quan chức tham nhũng
    Trung Quốc không thể dễ dàng để dẫn độ các quan chức tham nhũng nhưng chính phủ vẫn muốn đẩy nhanh tốc độ cuộc chiến chống quan tham – những người đang trốn ra nước ngoài. Chỉ có một giải pháp, đó là nâng cao ý chí chính trị và quyết tâm chính trị.
    Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Tư pháp và Ngân hàng nhân dân Trung Quốc đều vào cuộc tham gia chiến dịch chống tham nhũng. Nhưng những cơ quan này lại không thể làm gì để bắt giữ những quan chức tham nhũng ở nước ngoài.
    Chính phủ Trung Quốc đã lên danh sách hơn 2.000 quan chức phạm tội và tham nhũng hiện đang lẩn trốn tại Mỹ,Canada, Australia và một số quốc gia châu Âu khác. Trung Quốc đã gửi đề xuất áp giải những nhân vật này về nước nhưng chỉ nhận được sự thờ ơ của các quốc gia phương Tây.
    Những gì Trung Quốc có thể làm hiện tại là khuyến khích công dân ở nước ngoài tố giác tội phạm tham nhũng. Bên cạnh đó, Bắc Kinh hoàn toàn có thể gây áp lực để các quốc gia để dẫn độ các quan chức Trung Quốc về nước.
    Cuối cùng, chỉ có thể chống hoàn toàn tham nhũng nếu như triệt tiêu được con đường rút lui của những quan chức này.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/san-cao-2014-chien-dich-chong-tham-nhung-o-nuoc-ngoai-cua-tq-a62888.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan