+Aa-
    Zalo

    Sáng nay (6/2) bắt đầu thu tiền vé xe buýt nhanh BRT

    • DSPL
    ĐS&PL (ĐSPL) - Sáng nay, ngày 6/2, tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội đã bắt đầu bán vé.

    (ĐSPL) - Sáng nay, ngày 6/2, tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội đã bắt đầu bán vé.

    Sau hơn 1 tháng phục vụ miễn phí người dân, sáng nay ngày 6/2, xe buýt nhanh BRT bắt đầu bán vé. Theo đó, hành khách đi buýt nhanh sẽ phải trả vé 7.000 đồng/lượt.

    Trong đó, đối với vé tháng các đối tượng ưu tiên bao gồm: học sinh, sinh viên, công nhân khu công nghiệp, người cao tuổi thì vé tháng 1 tuyến là 55 nghìn đồng, vé tháng liên tuyến 100 nghìn đồng. Các đối tượng còn lại vé 1 tuyến cho mỗi tháng là 100 nghìn đồng và liên tuyến là 200 nghìn đồng.

    Vé xe buýt nhanh.

    Vé tháng bán cho tập thể từ 30 người trở lên là 70 nghìn đồng 1 tuyến và 140 nghìn đồng vé tháng liên tuyến.

    Ngoài ra, bên cạnh các giá vé ưu tiên, với vé liên tuyến, hành khách có thể sử dụng vé xe bus thường để đi xe bus nhanh.

    Vé xe bus BRT sẽ được bán ở các nhà chờ và hai đầu bến Kim Mã, Lương Yên.

    Trước đó, Tổng công ty Vận tải Hà Nội cho biết, từ 1/1 đến 31/1, tuyến buýt nhanh Yên Nghĩa - Kim Mã đã thực hiện được gần 9.400 lượt xe.

    Nhân viên phục vụ nhà chờ bus nhanh BRT đang bán xe cho khách.

    Trong 1 tháng chạy miễn phí đã có gần 400.000 lượt khách sử dụng dịch vụ loại hình vận tải công cộng này. Trong đó, gần 340.000 khách sử dụng vé lượt, hơn 36.000 hành khách sử dụng vé tháng.

    Bình quân mỗi chuyến buýt nhanh có 39,9 hành khách/chuyến, tỉ lệ xe xuất bến đúng giờ lên đến gần 98%.

    Vé xe tháng.

    Dự án xe buýt nhanh Hanoi BRT là một hợp phần nằm trong dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1837/QĐ-UBND ngày 10/5/2007 và sử dụng vốn vay ODA của Ngân hàng Thế Giới. Dự án này được coi là bước đi quan trọng trong việc hoàn thiện mạng lưới đường giao thông đô thị, nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng của TP Hà Nội.


    Lộ trình tuyến xe buýt nhanh BRT 01:

    Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Kim Mã.

    Chiều về: Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa.

    Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã nêu rõ các mức phạt cho từng đối tượng.

    1. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

    Theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 5 của Nghị định: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.”

    2. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

    Khoản c điểm 7 Điều 6 Nghị định quy định “phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;”

    3. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

    Điều 7 Nghị định quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.

    4. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác

    Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

    Ngoài các mức phạt hành chính trên thì người gây ra tai nạn mà bỏ trốn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet nên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/sang-nay-62-bat-dau-thu-tien-ve-xe-buyt-nhanh-brt-a179992.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan